Những câu hỏi liên quan
Phạm Hồng Minh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 1 2020 lúc 16:00

HƯỚNG DẪN

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 - 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.

+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.

+ Địa hình có sự phân hoá đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...

+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đông nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Truông Sơn Bắc), vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng mở rộng.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển hằng năm.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 9 2017 lúc 5:45

Vị trí địa lí

- Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Hệ tọa độ địa lí

* Phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23'B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34'B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09'Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là ưên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109 o 24'Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6 o 50'B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến 107 o 20' Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105 o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Bình luận (0)
hanie laurie
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 12 2018 lúc 6:42

HƯỚNG DẪN

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cả địa hình núi, cao nguyên, bán hình nguyên, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển. Trong mỗi loại địa hình đó, có các dạng địa hình khác nhau, tạo nên sự đa dạng về địa hình của miền.

a) Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam

- Núi cao: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bidoup (2287m)...

- Núi trung bình: Kon Ka Kinh (1484m), Braian (1864m)…

- Núi thấp: Chư Pha (922m)...

- Gò đồi: nằm chuyển tiếp giữa núi Trường Sơn Nam với đồng bằng ven biển phía đông.

- Đèo: Mang Yang, An Khê, Phượng Hoàng...

- Đồng bằng giữa núi: An Khê...

- Thung lũng sông: thung lũng sông Ba, sông Thu Bồn...

- Các núi ăn lan ra sát biển...

- Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).

- Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.

b) Bán bình nguyên Đông Nam Bộ

- Bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m.

- Bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.

c) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

- Nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên).

- Dải đất phù sa ngọt tương đối cao nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Các giồng đất ở hai bên bờ sông, các cồn cát duyên hải, các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông. Đây là các dạng địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển ở ven biển.

- Một số nơi địa hình có dạng đầm lầy, phù sa chưa cố định thành đất (ví dụ như một số nơi ở đồng bằng Cà Mau).

- Một số dải đất phù sa cổ (Ví dụ: một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).

d) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ

- Cồn cát, đầm phá (thường ở giáp biển).

- Vùng thấp trũng (ở giữa đồng bằng)..

- Vùng đất cao (nằm trong cùng, giáp với vùng gò đồi).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 3 2019 lúc 15:02

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm:

+ Tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5°C; Huế: 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh: 27,1°C).

+ Nguyên nhân: Càng vào nam, càng gần Xích đạo hơn. Mặt khác, Hà Nội chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động yếu hơn, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất:

+ Ở Hà Nội và Huế là tháng VII, do vị trí gần chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn và Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng IV, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và trùng với mùa khô. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Hà Nội và Huế là tháng I, TP. Hồ Chí Minh là tháng XII, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam và TP, Hồ Chí Minh gần chí tuyến Nam hơn Hà Nội và Huế.

+ Nhiệt độ tháng VII cao nhất ở Huế, tiếp đến là Hà Nội, thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu do ở Huế và Hà Nội chịu tác động cửa gió phơn Tây Nam khô nóng, trong đó Huế chịu tác động mạnh hơn nhiều so với Hà Nội.

+ Nhiệt độ tháng I thấp nhất ở Hà Nội, tiếp đến là Huế, cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía bắc nước ta.

- Biên độ nhiệt:

+ Giảm dần từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 12,5°C; Huế: 9,4°C; TP. Hồ Chí Minh: 3,2°C).

+ Nguyên nhân: về mùa hạ, nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước. Về mùa đông, ở phía bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, trong đó Hà Nội chịu tác động mạnh hơn ở Huế, phía nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn; từ đó biên độ nhiệt càng vào nam càng nhỏ hơn

- Biến trình nhiệt: Hà Nội và Huế có một cực đại, liên quan đến vị trí gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại, liên quan đến thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau (tháng IV và tháng VIII).

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm:

+ Lớn nhất ở Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, thấp nhất là Hà Nội.

+ Mưa nhiều nhất ở Huế do tác động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn chắn gió, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Tây Nam...

+ TP. Hồ Chí Minh có mưa nhiều hơn Hà Nội, do mưa suốt trong cả mùa mưa và hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam đã làm cho mùa mưa dài thêm, đến hết tháng XI mới kết thúc. Ở Hà Nội, đầu mùa mưa lượng mưa ít do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng và chủ yếu mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; giữa và cuối mùa mưa nhiều nhưng mùa mưa kết thúc trước TP. Hồ Chí Minh 1 tháng. Tuy ở Hà Nội về mùa đông có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể.

- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh là tháng IX, liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Ở Huế, mưa nhiều vào tháng X liên quan đến tác động của các nhân tố gây mưa như: gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp, bão...; trong đó, có nhiều nhân tố hoạt động cùng lúc gây mưa rất lớn, ví dụ: vừa có áp thấp, gió mùa Tây Nam, vừa có gió mùa Đông Bắc... trong cùng một thời gian.

- Mùa mưa:

+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V - X, do tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài thêm 1 tháng, liên quan đến hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở đây.

+ Huế có mùa mưa lệch về thu đông (tháng VIII - XII), do đầu mùa hạ có hoạt động của gió phơn Tây Nam khô nóng; cuối mùa do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình chắn gió gây mưa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 9 2019 lúc 10:17

HƯỚNG DẪN

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 10 2019 lúc 7:14

HƯỚNG DẪN

Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng thể hiện ở miền này có nhiều khu vực địa hình khác nhau rõ rệt: dãy núi Trường Sơn Nam, các cao nguyên Tây Nguyên, bán bình nguyên Đông Nam Bộ, Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

a) Dãy núi Trường Sơn Nam

- Độ cao trung bình, phổ biến từ 1000 - 2000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, Bidoup...).

- Dốc về phía đông, có nhiều mạch núi ăn lan ra sát biển; thoải về phía tây.

- Ở hai đầu cao, ở giữa võng thấp xuống: Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Các đỉnh núi từ Bình Định đến Khánh Hòa thấp xuống dưới 1000m.

b) Các cao nguyên ở Tây Nguyên

- Các cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).

- Khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau và với vùng núi phía tây là các bán bình nguyên.

c) Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Có các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.

d) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.

- Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.

- Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).

e) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ

- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Nam - Ngãi - Bình Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Quảng Nam với sông Thu Bồn và đồng bằng Tuy Hòa với sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Bình luận (0)
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:53

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:54

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 8 2018 lúc 17:35

Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng:

- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...

- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...

- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...

- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...

- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).

- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...

- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.

- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).

- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...

Bình luận (0)