Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Pham Anhv
26 tháng 2 2023 lúc 21:47

Người con trong bài thơ được căn dặn những điều gì?

A. Chăm chỉ học hành để có tương lai tươi sáng 

B. Cần tin tưởng vào bản thân mình

C. Đừng quên mạch đá cội nguồn 

 D. Hãy chảy như suối về với biển 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 10 2019 lúc 15:04

[X] Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết

thì là mẹ đi theo em suốt đời

được ví là ngọn gió. Mẹ luôn bên ta khi ta cần

Bình luận (0)
Big City Boy
Xem chi tiết
Phí Lê Tường Vi
Xem chi tiết
No name
24 tháng 10 2021 lúc 21:59

Các dòng thơ nói về  nhà trong bài thơ là : Con đừng quên lối về nhà

Những dòng thơ đó cảm nhận lối đi về nhà là những ước mơ sáng tỏ là một đường đi trở về mía ấm

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Uyên
Xem chi tiết
Cá Biển
6 tháng 11 2021 lúc 14:40

Tham khảo nhé!

Câu 1:
Với những cảm nghiệm tinh tế của mình , nhà thơ đã vẽ nên bức tranh "Nhà không có bố " như một phóng sự đầy hình ảnh ,   qua mấy dòng lục bát vừa đằm thắm dung dị , vừa ma mỵ lắng sâu ,  làm lung lay sự yếu mềm trong mỗi con người. Nó chạm vào cả tuyến lệ vốn nông cạn và khô hạn của cả những gã đàn ông...
  Đọc xong bài thơ , những mảng màu cuộc sống ấy cứ trở trăn, ray rứt , đan xen với nhiều cảm xúc. 
  Nhưng đó là những cảm nhận xa xưa  - hồi mấy sợi dây  xúc cảm trong đầu còn mẫn cảm , chưa được nhúng vào...nước sôi cuộc đời .  Giờ là những người đàn ông thực thụ , biết lấy sự mạnh mẽ để khỏa lấp yếu mềm và không còn ngây thơ tin vào ma mỵ lục bát !
  Ngày xưa đọc bài thơ chưa cần kính , nên nó trong veo cảm xúc . Tuổi ấy chưa cần kính . Bây giờ đọc lại " Nhà không có bố " phải qua cặp kính , nên những mảng màu trong đó hiện lên như hình ảnh 3D ,  thật khác xưa . Rõ nét hơn . Có nhiều màu sắc va đập phản chiếu lẫn nhau.
                             Nhà không có bố buồn sao
                     Cái đinh cũng thiếu , con dao thì cùn . Đành rằng các cụ xưa từng nói - " Vắng đàn ông quạnh nhà , vắng đàn bà quạnh bếp" , nhưng xu thế đời nay , nhiều phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân khá phổ biến.  Thế thì nhà không có bố hà cớ gì phải buồn . Đây là cái sai đầu tiên của bài thơ. Không có bố càng khỏe xác !
    Đinh thiếu , dao cùn , vài chục bạc ra chợ có tất. Cứ mua mỗi loại một ít , ném vào một góc nào đó , lúc cần thì có ngay mà sử dụng. Còn chân yếu tay mềm không tự đóng đinh được thì ...dễ ợt. Các nàng cứ vẫy tay một cái , đừng ngại , thằng cha hàng xóm nhảy qua liền. Đừng nói là đóng đinh , mà đóng nguyên cả cái cột đình vào vách núi  hắn cũng chẳng lăn tăn gì. (!).
                          Bơm xe chẳng hiểu cái jun
                      Rát tay bật lửa , đá cùn xăng khô
   Xưa rồi Diễm ơi . Bây giờ xe tay ga ,các nàng cứ ngồi yên trên xe , vẫy tay : " Bơm". Anh chàng nào mà thấy người đẹp chả thích bơm !? Bơm xong, hai bên vui vẻ coi như xong việc. Còn bật lửa - tức là cái hộp quẹt , thời giờ tràn lan , xài  hết gas thì cho vào sọt rác, kiếm cái mới  . 
                         Không có` bố , không thì giờ
                    Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ chẳng mâm.
   Ừ , cái này thì quá đúng , nhưng không có bố càng thích. Không phải lo khẩu vị , giờ giấc , mâm bàn ...Bữa ăn , Mẹ một tô , bạ đâu ngồi đấy , vừa ăn vừa giở đọc " Tạp chí Thời trang ". Con một tô , cũng một góc , vừa ăn vừa dí mũi vào Đoremon. Thế là quá ư tiện lợi. Một công đôi việc. Than thở con mẹ gì nữa! Tự do hơn cả ...thế giới tự do .
                        Ngày đông gió bấc mưa dầm
                    Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con.
  Gió bấc mưa dầm mùa đông thì đâu riêng chỉ mấy mẹ con , mà là...toàn quốc. Chính xác là toàn vùng ( Trong Nam không có loại kinh điển này.) " Lụt thì lút cả làng " đâu riêng một mình ai , kể cả nhà có nhiều ...lớp bố !
  Che mái dột ư ? Lại  giơ cổ tay tròn trắng ra vẫy thằng cha hàng xóm thôi. Hắn luôn dài cổ chờ mong cái vẫy tay dẻo như múa của người đẹp ! Đàn ông là loài sinh vật  ưa ngọt , các nàng cứ liếc xéo cho nó một phát , nhẹ nhàng cho nó một câu ,  thì hắn còn nằm dài lên mái nhà mà che dột cho mấy mẹ con suốt đêm đông ấy chứ . 
                      Chẳng nghe tiếng điếu rít giòn
                   Bia không mua uống , em còn bán chai .
 Tiếng điếu rít giòn mà làm mê hoặc phụ nữ thì quả là...Ngoa sĩ chứ không phải là Thi sĩ nữa ! Nếu thuốc lá gây khó chịu một thì thuốc lào phải gấp lên nhiều lần - Cái hôi hám của thuốc lào rất bền màu và phát tán diện rộng . Một ông bố nọ từ ngoài Bắc vào thăm con vì nghiện nên mang cả điếu cày vào Nam. Người già đêm thường khó ngủ , mỗi lần thức giấc , ông lại rít thuốc lào. Mà hút thuốc lào là phải rít càng kêu to càng sướng. Đêm thanh vắng làm nền cho tiếng điếu vút cao như tiếng súng liên thanh làm cô con dâu trăn trở khó chịu. Một hai đêm đầu , cô còn nhịn , đến đêm thứ ba thì cô không nhịn được nữa và..."  Gìa rồi mà hút hít gì rống to thế , chẳng cho ai ngủ" . Ông đành nhẹ hơi , rít sụt sịt như ăn trộm . Còn may là nó mới nhắc nhở , chưa vả vào miệng ông. Thế mà trong thơ , tác giả " Ngoa điệu " lên là nhớ !   
                      Nước đun sôi , để nguội hoài
                   Nhà không có bố , biết ai pha trà .
 Đàn ông là lắm tật lắm. Ngoài rượu bia lại còn trà,  không có các ông , đỡ nhọc lòng lau rửa ấm chén. đỡ phải  ngứa mắt nhìn cảnh các ông khề khà bên ấm trà trong lúc người khác đánh vật với một núi việc nhễu nhã mồ hôi .  Nhưng không cứ phải pha trà mới đun nước sôi , mà nước sôi để nguội  vẫn phải dùng cho mọi người đó thôi...
  Chân lý bên lở bên bồi cuả dòng sông là mãi mãi , nhà không có bố chỉ là nhất thời , chẳng gì phải buồn . 
                     Nhà không có bố, chẳng sao
                Bao anh hàng xóm nghêu ngao...hát thầm !
   Rõ ràng  khi đọc thơ qua cặp kính , ta nhìn thấy nhiều điều  mà tác giả hồi ấy loay hoay với những câu hỏi chưa có câu trả lời . Bài thơ như một phóng sự ảnh , lưu đọng vào người đọc lâu nay, ray rứt và ấm ức . Bây giờ tân tiến hơn , có những điều không còn phù hợp nữa .  Những bức ảnh cảm động trong bài thơ trên đều có lối thoát ,xử lý được qua ngả...Photoshop hàng xóm !  
Câu 2:
Âm thâm là tính từ giúp chỉ trạng thái sự vật.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2019 lúc 12:17

Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:

"Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".

Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi di như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.

Bình luận (0)
ha le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 19:04

Bạn có thể tham khảo câu chuyện sau nhé: 

Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”.  “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.

Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị to¸t mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được ! ( Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).

Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:

- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống  không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.

Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:

- Các đồng chí có nước ngọt uống không?

- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:

- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.

Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.

Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.

Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:

- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:

- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 4 2019 lúc 1:56

[X] Nói với suối như nói với người

Bình luận (0)