Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc
Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?
Bài tùy bút giúp em hiểu ra rằng, hát ru không chỉ là một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà nó còn là giai điệu của quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp. Tiếng hát vang lên là cả quê hương yêu dấu hiện ra trước mắt, khiến người nghe không khỏi nhớ, mong chờ và trân trọng những kỷ niệm, hình ảnh của quê hương mình. Một quê hương bình dị với tiếng hát ru hòa với tiếng võng mỗi buổi trưa hè cũng đủ khiến ta ấm lòng tại phương xa. Vì vậy, nó không chỉ là tình yêu quê hương thắm thiết mà mở rộng ra nó còn là tình yêu đất nước tha thiết, yêu từng giá trị văn hóa dân tộc.
Bài thơ “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”. Hãy làm rõ nhận định trên.
A. Mở bài:
- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
B. Thân bài:
1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất
a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.
- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:
“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.
- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:
“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..
- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”
Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.
- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.
2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.
Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.
“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.
- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.
- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:
“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.
⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.
3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.
- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:
“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:
“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.
⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.
- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:
“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.
⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.
C. Kết luận:
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.
- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Hãy điền vào bài hát Bông điên điển?
Em đi lấy chồng về nơi xứ xa
Đêm ru điệu hát giọng hò trên môi
Miền Tây xanh sắc mây trời
Phù sa nước nổi người ơi... ...
Với màu điên điển say mê
Vàng trong ánh mắt chân/về/vỗ/gót
Trót thương tình nghĩa vợ chồng
Nên bông điên điển nở cho___________
Tình thương em khó mà lường
Chồng gần không lấy em lấy chồng xa
Giờ đây nhớ mẹ thương cha
Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm
Xa xăm nơi chốn bưng biển
Ăn bông mà điên điển
Nghiêng mình nhớ... ...
Chồng xa em khó mà về
Em đi lấy chồng về nơi xứ xa,
Đêm ru điệu hát câu hò trên môi.
Miền Tây xanh sắc mây trời,
Phù sa nước nổi người ơi đừng về!
Với màu điên điển say mê,
Vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.
Trót thương tình nghĩa vợ chồng,
Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương.
Tình thương em khó mà lường.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa,
Giờ đây nhớ mẹ thương cha,
Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm.
Xa xăm nơi chốn bưng biền,
Ăn bông mà điên điển,
Nghiêng mình nhớ đât quê.
Chồng xa em khó mà về.
Em đi lấy chồng về nơi xứ xa
Đêm ru điệu hát giọng hò trên môi
Miền Tây xanh sắc mây trời
Phù sa nước nổi người ơi đừng về!
Với màu điên điển say mê
Vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.
Trót thương tình nghĩa vợ chồng.
Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương
Tình thương em khó mà lường
Chồng gần không lấy em lấy chồng xa
Giờ đây nhớ mẹ thương cha
Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm
Xa xăm nơi chốn bưng biển
Ăn bông điên điển
Nghiêng mình nhớ đất quê
Chồng xa em khó mà về
Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “Khúc hát ru….”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm?
Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”. Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.
Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm?
● Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.
● Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.
● Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.
● Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.
Cách lặp lời hát ru và ngắt nhịp giữa dòng đã tạo nên nhịp điệu đặc biệt như thế nào cho bài thơ ?
A. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Tà-ôi.
B. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Nam Bộ.
C. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc ca cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Tà-ôi.
D. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Ê- đê.
-Tìm những câu thơ,ca dao,tục ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương miền BẮC (Bắc thôi nhá các pác)
-Tìm khoảng 2 bài hát(xin tên và chỉ ra ít nhất 3 từ nha) có sd từ ngữ địa phương miền Bắc luôn nha
Nhanh nhanh giùm nha mng !!
Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế ki XIX là
A. quan họ, hát lượn, hát xoan.
B. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng,
C. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp.
D. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng.
Chọn đáp án: B
Giải thích: (SGK-Tr.143)
Tìm các yếu tố miêu tả và thuyết minh trong bài văn sau: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. " Những làn điệu dân ca đã trở thành một bài hát ru quen thuộc đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở còn thơ ấu. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu từ đó đến nay chưa bao giờ thay đổi. Do truyền thống của nền văn minh lúa nước nước ta, hình ảnh con trâu đã sớm trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Trâu có hai loại: đực và cái, là loài nhai lại. Đặc điểm dễ nhận biết của trâu là không có răng hàm trên. Thân trâu rất dày, cơ bắp nhưng ngắn. có thai. Da của nó đen và rất dai nhưng lại được phủ một lớp lông mềm mại nên có cảm giác rất mịn màng. Trâu có chiếc mũi to, miệng rộng và cặp sừng hình lưỡi liềm. Trọng lượng trung bình của trâu cái là 350-400 kg và trọng lượng trung bình của trâu đực là 400-450 kg. Bước chân trâu chậm rãi nhưng đầy quyết tâm. Đuôi luôn vẫy như để cảnh báo những con ruồi không mời mà đến. Do phải làm việc đồng áng liên tục nên người trồng trọt có thói quen ợ hơi, nhai nhai. Khi có thời gian ăn cỏ, chúng nhai nhẹ để dự trữ càng nhiều thức ăn càng tốt khi cần làm việc liên tục. Đây là lý do tại sao con trâu có thể làm việc cả ngày không ngừng nghỉ. Với vẻ ngoài như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Đất trồng trọt có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước từ lâu đã gắn liền với đời sống lao động của người dân Việt Nam. Dù công việc đồng áng nặng nhọc và sương giá rất khó khăn trong một hai ngày, nhưng người nông dân luôn có “người bạn cần cù” – chú trâu luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cùng nhau làm việc vất vả. Dù trời nắng hay mưa, dù khó khăn đến mấy, chỉ cần có người cần, trâu sẵn sàng cùng người dân cày ruộng, mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cả gia đình. Vì thế người nông dân chúng tôi thường nói: “Trâu là khởi đầu của sự nghiệp”. Đàn trâu chẳng cần gì ngoài vài cọng cỏ ngoài đồng và một chỗ để qua đêm. Những ngày còn bận rộn với công việc đồng áng, những lúc rảnh rỗi, đàn trâu sẽ làm bạn với tiếng sáo của cậu bé chăn cừu và những cánh diều thơ mộng trên vùng trời rộng đầy nắng và gió nhẹ. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau. Là loài vật làm việc nên trâu còn là nguồn cung cấp thức ăn cho con người. Thịt trâu có hàm lượng protein khá cao và ít chất béo. Sữa trâu rất hiệu quả trong việc cung cấp protein và chất béo. Da trâu được sử dụng để làm mặt trống và giày. Sừng trâu được sử dụng để làm lược, sừng và các tác phẩm nghệ thuật khác. Trâu nước còn gắn liền với các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội đấu bò ở Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, huấn luyện kỹ càng trong thời gian dài để chuẩn bị cho ngày hội. Mỗi con thú đều vạm vỡ, có cặp sừng cong nhọn, làn da sáng bóng, đôi mắt trắng như tuyết và tròng mắt màu đỏ, trông hung dữ và uy nghiêm chỉ chờ bước vào đấu trường. Giữa tiếng trống thúc giục và tiếng reo hò cổ vũ của mọi người, hai con trâu lao thẳng vào nhau một cách hung hãn, va chạm và đánh nhau. Tôi tin mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “Trâu vàng” ở Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22. Trâu không chỉ là loài vật nuôi quen thuộc với nông dân Việt Nam mà còn trở thành hình ảnh được bạn bè quốc tế quan tâm. Con trâu đã trở thành biểu tượng của sự trung thực, sức mạnh và tinh thần thượng võ. Dựa trên hình tượng con trâu vàng, các sản phẩm vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo đã ra đời gồm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội mũ... Trong đời sống văn hóa, tinh thần, trâu còn là con vật linh thiêng dùng để cúng thần linh trong lễ hội lúa mới và hội đồng ruộng. Tất cả đều chứng tỏ rằng từ xưa đến nay, con trâu vẫn gắn bó mật thiết với đời sống dân tộc từ đời sống sinh hoạt đến lao động, văn hóa, phong tục và các mặt khác và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc, một phần của bản sắc dân tộc. Con trâu mang giá trị to lớn trong mọi mặt của đời sống con người và đã trở thành một “vai trò” không thể thiếu đối với con người, nó xứng đáng có trách nhiệm của con người để bảo vệ, yêu thương và trân trọng nó. Dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều loại máy móc đã xuất hiện thay thế vai trò của con trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh, ý nghĩa về con trâu vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong nếp sống tinh thần của mỗi người nông dân Việt Nam. GIÚP MÌNH VỚI Ạ, MÌNH CẦN GẤP.