có ý kiến cho rằng "cá vàng"vầ"biển xanh"là hai nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng".suy nghĩ của em về ý kiến này
Theo e truyện ko chỉ có vậy
Hình tượng biển xanh chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân
Mụ vợ - những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng
Ông lão - lương thiện, vô tội
Tham khảo
Vẽ biểu đồ:
(Xử lí số liệu: chuyển số liệu về dạng tương đối (%). So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê ở Đông Nam á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%)
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giớ năm 2000
- Giải thích: các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mở, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tươi dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).
Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
Em hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
những bài học em rút ra từ câu chuyện " ông lão đánh cá và con cá vàng " ý nghĩa của nghững bài học
Tham khảo nha bn
Qua truyện ngắn, ta có thể rút ra những bài học: - Thứ nhất là bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá. ... - Thứ hai là bài học về sự biết ơn đối với những người nhân hậu. Cá vàng vì mang ơn tấm lòng nhân hậu của ông lão nên đã giúp đỡ mỗi khi ông lão cần.
tham khảo
Qua truyện ngắn, ta có thể rút ra những bài học: - Thứ nhất là bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá. ... - Thứ hai là bài học về sự biết ơn đối với những người nhân hậu. Cá vàng vì mang ơn tấm lòng nhân hậu của ông lão nên đã giúp đỡ mỗi khi ông lão cần.
TK
Qua truyện ngắn, ta có thể rút ra những bài học:
- Thứ nhất là bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá. Mụ vợ ông lão dù không có công lao gì nhưng luôn đòi hỏi quyền lợi và lòng tham ấy ngày càng tăng lên. Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc.
- Thứ hai là bài học về sự biết ơn đối với những người nhân hậu. Cá vàng vì mang ơn tấm lòng nhân hậu của ông lão nên đã giúp đỡ mỗi khi ông lão cần.
- Thứ ba trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai. Ông lão đã thực hiện tất cả những mong muốn ngông cuồng của mụ vợ dù biết là không đúng.
- Như vậy, truyện có ý nghĩa giáo dục chúng ta cần biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi hoạn nạn, khó khăn. Không nên tham lam, bội bạc, đừng vì vật chất và danh vọng mà đánh mất tình người
trong truyện mấy lần ông lão gọi cá vàng? việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
giúp mình vs. nếu ai rảnh thì giải hết câu hỏi của bài ông lão đánh cá và con cá vàng vs ạ
trong truyện 5 lần ông lão goi ca vang.viec ke lai nhung lan ong lao ra bien goi ca vang la bien pháp lặp lại co chu y cua truyện cổ h .tac dung cua bien nay là:
-tạo nên tinh huống gây hồi hộp người nghe.
-sự lặp lại duoi day ko phai la sự lặp lại nguyên xi ma có những chi tiết thay đổi;tăng tiến .
tớ chi trả lờ đc đen day thôi
Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng?
5 lần
- Lần đầu xin một chiếc máng lợn mới
- Lần thứ hai xin một ngôi nhà rộng và đẹp
- Lần thứ ba xin cho mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân
- Lần thứ tư xin cho mụ vợ làm nữ hoàng
- Lần thứ năm xin cho mụ vợ làm Long Vương
Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có phải là biện pháp lặp lại có chủ ý trong truyện cổ tích hay không? Theo em đó là chủ ý gì?
- Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đó chính là việc sử dụng biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích.
- Biện pháp này nhằm nhấn mạnh và khắc sâu một nội dung của truyện, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Việc lặp lại hành động của ông lão đã khắc sâu thêm tính cách của mụ vợ. Sự lặp lại đó không làm cho truyện bị nhàm chán mà có tính chất tăng tiến thể hiện sự nghiêm trọng ngày càng lớn của sự việc, bộc lộ được bản chất tham lam của mụ vợ.
Trong truyện cổ tích''Ông lão đánh cá và con cá vàng'',biển cả là một hình tượng thiên nhiên độc đáo.Cảnh biển luôn thay đổi tương ứng với lòng tham tăng dần của mụ vợ.Em hãy chỉ ra điều này và cho biết ý nghĩa?
____nhanh mk tik 9 tk liền-___
Từ trước đến nay, đề tài thiên nhiên và con người luôn là một nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn. Từ những tác phẩm đề cao việc sống hòa mình vào thiên nhiên như “Cuộc sống trong rừng” của Henry David Thoreau, “Cuộc cách mạng Một-cọng-rơm” của Masanobu Fukuoka cho đến những tác phẩm miêu tả sự rộng lớn của thiên nhiên theo lời kể của những con vật, từ “Đồi thỏ” của Richard Adams đến “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London, tất cả những tác phẩm đó đều phô bày một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi khắc nghiệt,và đương nhiên, “Ông già và biển cả” của Ernest Hermingway cũng không nằm ngoài bức tranh đó.
Theo chân Santiago, một người đánh cá như Hemingway miêu tả là “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá.”, chúng ta chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đánh cá già và một cậu bé, và theo cách họ nói chuyện, hai người chắc chắn có một mối quan hệ thân thiết, giống như mối quan hệ ông – cháu hay “Giữa hai người đàn ông” như cách họ nói”. Tuy vậy, đây lại là một cuộc nói chuyện không mấy vui vẻ, Santiago đã 84 ngày rồi không bắt được một con cá nào, và bố mẹ của cậu bé Manolin cũng không cho cậu đi câu với ông nữa. Vậy là, đến cuối cùng của cuộc trò chuyện, ông lão đã quyết định rằng ngày mai, ông sẽ ra khơi, lần cuối cùng, đi xa, xa mãi, đến tận vùng Giếng Lớn với hy vọng mong manh rằng mình sẽ bắt được cá to. Và chuyến đi câu ba ngày hai đêm ấy, ông đã gặp may, một con cá kiếm đã cắn câu, một con cá lớn đến mức ông chưa bao giờ nhìn thấy. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, hành trình chinh phục con cá kiếm to lớn và đẹp nhất đời là một hành trình cực kì gian khổ. Đến khi ông bắt được con cá rồi thì lại tới bọn cá mập phá đám, cho dù Santiago có cố gắng chống trả đến thế nào, thì cuối cùng cái ông nhận được khi về đến nhà chỉ là một bộ xương vô hồn vô dụng.
Trong tác phẩm Hemingway đã xây dựng được một hệ thống hình tượng nhân vật rất ấn tượng. Trước hết, nó nằm trong chính nhan đề tác phẩm.“Ông già và biển cả” là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong cái nhan đề ấy như ẩn chứa khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn.
Con người đối lập với biền khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một bên lại rộng lớn khôn cùng. Song, Hemingway lại nói “Ông già VÀ biển cả”, tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật, khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường.
Trong tác phẩm có các cặp nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng, đầu tiên và nổi bật nhất chính là cặp Santiago – cá kiếm. Con cá kiếm chính là biểu tượng cho giấc mơ, nó long lanh, nó đẹp đẽ, nó lấp lánh, nó cuốn hút người ta để con người ta si mê nó, rồi dùng toàn bộ sức lực để đuổi theo, với một mong muốn duy nhất là chiếm đoạt được nó. Nhưng hành trình chinh phục con cá kiếm không hề dễ dàng, nó gian truân, vất vả, bắt người ta vắt kiệt sức ra để đi tiếp, và đầy rẫy những hiểm nguy, cạm bẫy, giống như hành trình chinh phục ước mơ. Con đường đi đến ước mơ chưa bao giờ bằng phẳng, nó gập ghềnh, nó khó khăn, nó đòi hỏi người ta phải đánh đổi mồ hôi, nước mắt, cho dù con đường có trải đầy hoa hồng thì chắc chắn máu của kẻ đi qua đã thấm đầy lên những mũi gai vô tình.
Con cá kiếm, khi còn sống là một thực thể rất, rất đẹp. Nó xuất hiện qua những vòng lượn. Nó làm cho lão già Santiago phải mệt lử, chân tay đau nhức, đầu óc choáng váng. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc màu tím của nó khiến Santiago phải thán phục. Ông đã từng thốt lên “ Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao thượng hơn mày”. Ông phải giết con cá nhưng lại ta thiết cầu khẩn “Đến đây! Đến đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa.”.
Nhưng khi lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Santiago lại thấy nuối tiếc. Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi. Bây giờ, khi con cá phơi cái bụng trắng hếu của mình lên khỏi mặt nước, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nhưng cái vẻ đẹp ấy nó quá trần trụi, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên.
Con cá, biết đâu cũng giống như giấc mơ của mỗi chúng ta. Nhìn từ xa, nó rất đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng đến khi chạm tay vào rồi mới thấy rằng nó thật gần gũi, giản đơn. Có chăng chỉ là chúng ta đã đi quá xa để tìm kiếm những ảo mộng, mà không suy xét, lường trước đến giá trị thật sự của những ước mơ đầy vẻ cao xa, huyền bí đó. Hoặc cũng có thể, cuộc đời là một giấc mơ không hồi kết, con người thấy không bao giờ là đủ, mà lúc nào cũng muốn đi đến những chân trời xa hơn, hào nhoáng hơn, đáng khát vọng hơn. Phải vậy không nhỉ ?
Ông lão đánh cá Santiago, chính là biểu tượng của những người lao động – những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ. Tuy vậy, họ phải đương đầu với giông tố cuộc đời, với những kẻ thù, với những mối nguy hiểm khó đoán định, và phải tự mình vươn lên để khẳng định chỗ đứng trong xã hội.
Cho dù như vậy, họ là những con người không bao giờ chịu khuất phục. Dù có rơi vào cảnh ngộ sức cùng lực kiệt đến đâu chăng nữa, chỉ cần còn sống, họ vẫn dốc toàn lực ra mà chiến đấu để để có thể tồn tại đúng nghĩa một con người. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc khốn cùng nhất của số phận, con người vẫn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng để vượt qua. Và đây, là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống : Con người có thể bị hủy diệt chứ không bao giờ chịu khuất phục.
Đối với một số bạn đọc, việc Hemingway để cho đàn cá mập đói khát ăn hết con cá của Santiago là một hành động nhẫn tâm. Phải, hành động đó rất tàn nhẫn, ông lão Santiago đã rất vất vả để có được con cá kiếm đó, nhưng vậy mới là cuộc sống. Đây là một minh họa hoàn hảo cho câu tục ngữ “Chiếm thành thì dễ nhưng giữ thành mới khó”, có những khi ta tưởng ta đã nắm được ước mơ của bản thân trong lòng bàn tay, nhưng những thế lực bên ngoài, như những con sói đói, nhảy xổ vào, không ngần ngại mà giật nó khỏi tay ta. Với những lần thất bại đó, kẻ thì gục ngã, còn người lại dùng nó như một động lực để thúc đẩy bản thân với ý nghĩ “Lần này nhất định sẽ làm được”.
Nhưng thiết nghĩ, nếu ông lão mang về một con cá nguyên vẹn, thì những người dân chài đâu thể biết được rằng ông đã phải chiến đấu với bầy cá mập hung hãn để giành lại được. Có thể khi ta thất bại, cái ta cần sẽ tuột khỏi tay, nhưng thứ đến với ta lại quý giá hơn nhiều, đó chính là sự thừa nhận của xã hội đối với nỗ lực mà ta đã bỏ ra.
Ernest Hemingway, với cách hành văn theo nguyên lí “Tảng băng trôi” – ba nổi bảy chìm, chỉ dựa vào một câu chuyện 123 trang về chuyến đánh cá cuối cùng của một ông lão mà vẽ cho chúng ta một bức tranh của hiện thực, trần trụi đến phũ phàng, nhưng lại cũng đầy tính nhân văn.
Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:
- Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi vậy?
Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.
Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.
Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.