Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Nêu chức năng của hệ rễ.
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.
- Ở người có nhiều hệ cơ quan khác nhau, ví dụ:
+ Hệ tuần hoàn
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tiêu hóa
+ Hệ thần kinh
+ Hệ bài tiết
+ Hệ sinh dục
- Hệ tiêu hóa có chức năng là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số từ (1) đến (4) trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.
- (1) Lá. Chức năng: Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây
- (2) Hoa. Chức năng: Là cơ quan sinh sản của cây
- (3) Quả. Chức năng: Là cơ quan sinh sản của cây
- (4) Thân. Chức năng: dẫn truyền các chất
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua.
Các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua là hệ chồi và hệ rễ.
Các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua trong hình 20.4 là : Hệ chồi và hệ rễ.
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, thậm chí có thể gây tử vong.
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).
Tên các cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa:
- (5) Miệng
- (6) Thực quản
- (7) Dạ dày
- (8) Ruột già
- (9) Ruột non
Quan sát hình 20.1, 20.2 và trả lời các câu hỏi: Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.
Các tế bào trong cùng một loại mô có chức năng giống nhau.
Quan sát hình 1.1 và hình 1.2, mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
Câu 1 : Nêu cấu tạo tế bào thực vật
Câu 2 : Có mấy loại rễ ? Kể tên , nêu ví dụ
Câu 3 : Nêu cấu tạo , chức năng miền hút của rễ
Câu 4 : Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong thân non
Câu 5 : So sánh thân non và miền hút của rễ
Câu 6 : Trình bày sự vận chuyển nước và muối khoáng trong thân
Câu 7 : Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng từng loại
Đừng ai trả lời nhé , đề ôn tập đây sofiacongchua
Quan sát các Hình 20.5, hãy cho biết vị trí và chức năng của các loại mô phân sinh trong cây.
Tham khảo:
- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.