trình bày những điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Trung Du và miền núi Bắc Bộ
Nêu những khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
khác nhau
*địa hình
-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn
- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác
*Khí hậu
-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới
-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo
Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy.
a) Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy
- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
- Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H linh trên sông Xrê Pôk.
- Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng:
+ Trên hệ thống sông Xê Xan: thủy điện Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly).
+ Trên hệ thống sông Xrê Pôk: thủy điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3 (137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây H’ling (28MW).
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MVV) đang được xây dựng.
b) Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên
- Việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
- Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
a) Trình bày sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…
b) Nguyên nhân: Có sự khác nhau giữa hai vùng về:
– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
– Địa hình, đất…
Câu 1 : Trình bày những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ
Điều kiện nào để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, cận nhiệt và ôn đới?
A. Công nghiệp chế biến phát triển, giao thông vận tải thuận lợi.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào.
C. Diện tích đất feralit lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
D. Đảm bảo an ninh lương thực nên mở rộng diện tích cây công nghiệp, ăm quả
Chọn: C.
Từ khóa “Điều kiệu để trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới” → liên quan đến nhân tố tự nhiên (đất, khí hậu).
Loại điều kiện kinh tế: A, B, D sai.
Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Địa hình - đất đai:
+Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẵng; đất đai phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi hơn cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: địa hình chia cắt phức tạp (Tây Bắc núi cao, địa hình hiểm trở; Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung); đất đai chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gơnai và các đá mẹ khác, ít thuận lợi hơn để thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn
-Khí hậu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, nên có thế mạnh hơn cho việc phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
+Tây Nguyên có thế mạnh hơn về cây công nghiệp nhiệt đới vì khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo
8. Vì sao ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển mạnh? 9. Kể tên các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 10. Kể tên một số sản phẩm công nghiệp thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? 11. Chè San là thương hiệu chè nổi tiếng của tỉnh nào? 12. Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ có giá trị trên thị trường? 13. Kể tên các tỉnh/thành phố của vùng ĐBSH? 14. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào?
Trình bày thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Thế mạnh:
- Đất đai - địa hình:
+ Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), thuận lợi cho cây chè phát triển.
+ Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau.
- Khí hậu:
+ Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè.
+ Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao địa hình tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau.
b) Hiện trạng phát triển:
- Là vùng chè lớn nhất cả nước.
- Cây chè tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,...
Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là
A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn
B. địa hình núi cao hiểm trở.
C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.
Đáp án: C
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc nên mùa đông lạnh, khô đã gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.
Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là
A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
B. địa hình núi cao hiểm trở.
C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án: TDMNBB là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc -> mùa đông lạnh, khô -> gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông.
=> Ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.
Phân tích khả năng về mặt tự nhiên và hiện trạng phát triển cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đất: Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý,...
- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác (trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá,...).
- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.
- Khó khăn: rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.