Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.

+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.

+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo không gian lãnh thổ các cấp khác nhau.

- Vai trò: 

+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Khu công nghiệp:

+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.

- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiệp tập trung:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...

- Trung tâm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

- Vùng công nghiệp:

+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò, đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Vai trò

 

 

Đặc điểm

 

Trang trại

- Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường).

- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.

- Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.

- Có thuê lao động để phục vụ sản xuất.

Thể tổng hợp nông nghiệp

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để sản xuất ra các nông sản có thế mạnh.

- Có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Mức độ sản xuất tập trung cao, sản xuất chuyên môn hóa để đạt năng suất lao động cao nhất.

Vùng nông nghiệp

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.

- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

- Có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất,...

- Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động đem lại hiệu quả  cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.

+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả  tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực  khác trên lãnh thổ, nhằm hạn chế tác động tự nhiên  đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới

- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.

- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Ví dụ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, từ đó thu hút người dân đến lao động và làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân.

Bình luận (0)