Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò, đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Vai trò

 

 

Đặc điểm

 

Trang trại

- Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường).

- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.

- Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.

- Có thuê lao động để phục vụ sản xuất.

Thể tổng hợp nông nghiệp

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

- Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để sản xuất ra các nông sản có thế mạnh.

- Có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

- Mức độ sản xuất tập trung cao, sản xuất chuyên môn hóa để đạt năng suất lao động cao nhất.

Vùng nông nghiệp

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.

- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

- Có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất,...

- Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.

+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.

+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Khu công nghiệp:

+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.

- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiệp tập trung:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...

- Trung tâm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

- Vùng công nghiệp:

+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Toàn cầu và khu vực.

- Quốc gia.

- Vùng.

Ý nghĩa

Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới

- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.

- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm

+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò

+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm

+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).

+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố

+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.

+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

Bình luận (0)