Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm

Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.

* Biểu hiện

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

+ Giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ.

- Xanh hóa sản xuất đầu tư phát triển vốn tự nhiên, ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm:

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu thay thế, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để có năng suất và hiệu quả cao.

- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững:

+ Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại.

+ Đô thị hóa bền vững gồm xử lí rác thải, chất thải, suy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. 

- Tăng trưởng xanh hướng tới sử dụng nguồn tài nguyên có hạn một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động và giảm tác động đến môi trường. 

- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm sự bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Các tầng khí quyển:

+ Tầng đối lưu: từ 0 km đến 8 – 15 km.

+ Tầng bình lưu: từ 8 – 15 km đến 51 – 55 km.

+ Tầng giữa: từ 51 – 55 km đến 80 – 85 km.

+ Tầng nhiệt: 80 – 85 km đến 800 km.

+ Tầng khuếch tán: trên 800 km.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.

- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:

Tiêu chí

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Độ dày

5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

100 km.

Thành phần

Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đặc điểm rừng A-ma-dôn:

+ Rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (diện tích hơn 5 triệu km2), tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú: rừng phát triển nhiều tầng; động vật đa dạng về thành phần loài.

+ Rừng được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).

- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.