Cho \(\Delta ABC\)có D là tâm đường tròn ngoại tiếp; E là trọng tâm; F là trực tâm. Chứng minh ba điểm D;E;F thẳng hàng
Cho\(\Delta ABC\)có 3 đường trung trực của AB,AC,BC lần lượt cắt AB,AC,BC tại M,N,P. Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp của\(\Delta ABC\)chính là trực tâm\(\Delta MNP\)
a) Tứ giác ANHM có 3 góc vuông : AMH ; MAN ; ANH nên là hình chữ nhật
b) Hình chữ nhật ANHM có AH cắt MN tại trung điểm mỗi đường nên OA =\(\frac{AH}{2};ON=\frac{MN}{2}\)mà AH = MN nên OA = ON
\(\Rightarrow\Delta OAN\)cân tại O (1)
Ta lại có :\(\Delta ABC,\Delta AHC\)lần lượt vuông tại A,H có\(\widehat{B}+\widehat{C}=\widehat{HAC}+\widehat{C}=90^0\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{OAN}=\widehat{ONA}\)(do 1)
mà\(\widehat{ONA}+\widehat{ONC}=180^0\)(kề bù).Vậy tứ giác BCNM có\(\widehat{B}+\widehat{MNC}=180^0\Rightarrow\widehat{C}+\widehat{BMN}=180^0\)
c)\(\Delta ANM,\Delta ABC\)cùng vuông tại A có\(\widehat{B}=\widehat{MNA}\Rightarrow\Delta ANM~\Delta ABC\left(g-g\right)\Rightarrow\frac{AN}{AM}=\frac{AB}{AC}\)=> AM.AB = AN.AC
d)\(\Delta ABC\)vuông tại A có I là trung điểm BC nên trung tuyến AI =\(\frac{BC}{2}\)mà BI =\(\frac{BC}{2}\)nên AI = BI
\(\Rightarrow\Delta ABI\)cân tại I =>\(\widehat{BAI}=\widehat{B}=\widehat{MNA}\)mà\(\Delta AMN\)vuông tại A có\(\widehat{AMN}+\widehat{MNA}=90^0\)
Gọi giao điểm AI và MN là P thì\(\Delta AMP\)có \(\widehat{MAP}+\widehat{AMP}=90^0\)nên\(\Delta AMP\)vuông tại P => AI _|_ MN
Cho \(\Delta ABC\)có 3 cạnh AB = 5cm, AC = 12cm, BC = 13cm
a) Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp ABC
b) Tính khoảng cách từ tâm đường tròn đến dây AC
a. Ta có :\(AB^2+AC^2=BC^2\) nên ABC vuông tại A
nên tâm đường tròn ngoại tiếp ABC là trung điểm BC
b. khi đó R = BC/2 =13/2 cm
khoảng cách từ tâm đến AC là :
\(d=\sqrt{R^2-\frac{AC^2}{4}}=\frac{5}{2}cm\)
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn O, có các đường cao AK,BI cắt nhau ở H.
a) Xác định tâm F của đường tròn ngoại tiếp tam giác BKI, tâm D của đường tròn ngoại tiếp tam giác IHF, tâm E của đường tròn ngoại tiếp tam giác AFC.
b)Cm: AEDF là hình bình hành.
cho đường tròn tâm (O) có tam giác ABC nội tiếp. lấy M là điểm chính giữa cung nhỏ BC;AM cắt BC ở D .Chứng minh BM là tiếp tuyến đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho ^ABC = ^CAD. (K) là đường tròn nội tiếp tam giác ADC. E là chân đường phân giác xuất phát từ đỉnh B của tam giác ABC. Tia EK cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABE tại L. CM tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BLC nằm trên (O) ?
Gọi I là tâm nội tiếp \(\Delta\)ABC, khi đó 3 điểm C,I,K thẳng hàng. Gọi đường tròn ngoại tiếp \(\Delta\)AIE cắt tia CI tại điểm thứ hai F.
Xét \(\Delta\)CKA và \(\Delta\)CIB có: ^ACK = ^BCI (=^ACB/2); ^CAK = ^CBI (=^ABC/2) => \(\Delta\)CKA ~ \(\Delta\)CIB (g.g)
Suy ra: \(\frac{CK}{CI}=\frac{CA}{CB}\). Mà \(\frac{CA}{CB}=\frac{CD}{CA}\)(\(\Delta\)CAD ~ \(\Delta\)CBA) nên \(\frac{CK}{CI}=\frac{CD}{CA}\Rightarrow\frac{CK}{CD}=\frac{CI}{CA}\)
Lại có: CEA và CIF là 2 cát tuyến của (AIE) nên \(\frac{CI}{CA}=\frac{CE}{CF}\). Từ đó: \(\frac{CK}{CD}=\frac{CE}{CF}\)
Suy ra: \(\Delta\)CEK ~ \(\Delta\)CFD (c.g.c) => ^CEK = ^CFD. Nếu ta gọi 2 tia FD và EK cắt nhau ở L' thì ^CEL' = ^CFL'
=> Tứ giác CL'FE nội tiếp => ^ECF = ^EL'F => ^KCD = ^KL'D => Tứ giác CKDL' nội tiếp
Áp dụng phương tích đường tròn có: FK.FC=FD.FL' (1)
Cũng từ \(\Delta\)CKA ~ \(\Delta\)CIB (cmt) => ^BIF = ^AKI hay ^AKF = ^EIC => ^AKF = ^CAF
=> \(\Delta\)AFK ~ \(\Delta\)CFA (g.g) => FA2 = FK.FC (2)
Từ (1) và (2) => FA2 = FD.FL' => \(\Delta\)FDA ~ \(\Delta\)FAL' (c.g.c)
=> ^FL'A = ^FAD = ^DAC - ^FAC = ^ABC - ^FKA = ^ABC - (^KAC + ^ACK) = ^ABC/2 - ^ACB/2
Do đó: ^AL'E = ^FL'A + ^FL'E = ^ABC/2 - ^ACB/2 + ^ACB/2 = ^ABC/2 = ^ABE => Tứ giác ABL'E nội tiếp
Hay tia EK cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABE tại L' => L' trùng L
Từ đó dễ có: ^BLC = ^ABC/2 + ^ACB + ^ABC/2 + ^BAC/2 = ^ABC + ^ACB + ^BAC/2 = 1800 - ^BAC/2
Vậy thì tâm của đường tròn (BLC) nằm tại điểm chính giữa cung BC chứa A của (O) (đpcm).
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp trong đường tròn (O),có B và C cố định,A di chuyển trên cung lớn BC (A khác B và C).Gọi H là hình chiếu của A trên BC. M,N lần lượt là hình chiếu của B,C trên đường kính AD
a)Cm:AB,H,M cùng nằm trên 1 đường tròn.Xác định tâm đường tròn này
b)Cm:\(\Delta HMN\)đồng dạng \(\Delta ABC\)
c)Cm: tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta HMN\)là điểm cố định
Cho tam giác ABC(góc A=90). Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, d là tiếp tuyến của đường tròn tại A. Các tiếp tuyến của đường tròn tại B, C cắt d lần lươt tại D, E. Chứng minh rằng:
a)BD+CE=ED
b)Góc DOE=90
c)BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính DE?
a) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}BD=AD\\CE=AE\end{matrix}\right.\)(t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)
\(\Rightarrow BD+CE=AD+AE=ED\)
b) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{AOD}=\widehat{BOD}=\dfrac{1}{2}\widehat{AOB}\\\widehat{AOE}=\widehat{EOC}=\dfrac{1}{2}\widehat{AOC}\end{matrix}\right.\)(t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)
\(\Rightarrow\widehat{DOE}=\widehat{AOD}+\widehat{AOE}=\dfrac{1}{2}\left(\widehat{AOB}+\widehat{AOC}\right)=\dfrac{1}{2}.180^0=90^0\)
(Do \(\widehat{AOB},\widehat{AOC}\) là 2 góc kề bù)
c) Gọi K là trung điểm DE
Ta có: \(DB\perp BC,EC\perp BC\Rightarrow BD//EC\)
\(\Rightarrow BDEC\) là hình thang
Ta có: Tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn (O)
=> O là trung điểm cạnh huyền BC
Xét hthang BDEC có:
O là trung điểm BC(cmt)
K là trung điểm DE(cách vẽ)
=> OK là đường trung bình
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}OK//EC\\OK=\dfrac{1}{2}\left(BD+EC\right)\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}OK=\dfrac{1}{2}DE=DK\\OK\perp BC\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}O\in\left(K\right)\\OK\perp BC\end{matrix}\right.\) => BC là tiếp tuyến đường tròn (K)
Cho \(\Delta ABC\). Gọi H, G, O lần lượt là trực tâm, trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp của \(\Delta ABC\). Chứng minh rằng:
a) H, G, O thẳng hàng.
b) \(HG=2OG\)
a/ Gọi D là trung điểm BC; E là trung điểm AC
Từ D dựng đường thẳng vuông góc với BC
Từ E dựng đường thẳng vuông góc với AC
Hai đường thẳng trên cắt nhau tại O là tâm đường tròn ngoại tiếp tg ABC (Trong tg 3 đường trung trực đồng quy tại 1 điểm và điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác)
Ta có \(AH=2.OD\Rightarrow\frac{OD}{AH}=\frac{1}{2}\) (trong tg khoảng cách từ 1 đỉnh đến trực tâm bằng 2 lần khoảng cách từ tâm đường tròn ngoại tiếp đến cạnh đối diện) (Bạn phải c/m bài toán phụ trên, bạn tự tham khảo trên mạng nhé)
Ta có \(AH\perp BC;OD\perp BC\) => OD // AH
\(\Rightarrow\frac{OG}{HG}=\frac{OD}{AH}=\frac{1}{2}\) (Talet trong tam giác) \(\Rightarrow HG=2.OG\left(dpcm\right)\)
Xin lỗi trên là câu b
Câu a
Nối AD cắt HO tại G đến đoạn cm được \(\frac{OD}{AH}=\frac{1}{2}\) và OD//AH
\(\Rightarrow\frac{GD}{GA}=\frac{OD}{AH}=\frac{1}{2}\) => G là trọng tâm của tg ABC => H, G, O thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A.Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác abc,d là tiếp tuyến của đường tròn tại A.các tiếp tuyến của đường tròn tại B và C cắt d tại D và E.
vẽ hình giùm mình