Tìm từ trái nghĩa cho từ'' Hòa bình''.Đặt hai câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa
Tìm từ trái nghĩa với từ "Hòa bình" . Đặt 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa.
Ai giúp mình với !!!! Tik đúng cho 3 bạn trả lời đầu tiên nha, mình hông biết đặt câu!
từ trái nghĩa: chiến tranh
đặt câu:chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình
chiến tranh ko đem lại hạnh phúc cho con người
Trái nghĩa với hòa bình là: chiến tranh
Em yêu hòa bình
Em ghét chiến tranh
Trả lời :
Từ trái nghĩa với từ hòa bình:chiến tranh,xung đột,.....
Đặt hai câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa:
Em yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
Em muốn thấy thế giới này không có chiến tranh để mọi người sống hòa bình
đặt 1 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa : hòa bình-chiến tranh
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3:
a) Nhân loại luôn yêu hòa bình, sợ hãi chiến tranh.
b) Mẹ em thường dạy: “Anh em phải thương yêu, không được ghét bỏ nhau”.
c) Đội bóng mạnh cần có các cầu thủ không có tư tưởng chia rẽ, luôn phải đoàn kết với nhau.
d) Người dân ở Hội An luôn giữ gìn từng ngôi nhà xưa để không phá hủy cảnh quan của phố cổ.
Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.
- Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Hãy sống yêu thương lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
- Trái đất là ngôi nhà trung của nhân loại, hãy cùng nhau giữ gìn , đừng nên phá hủy môi trường.
Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
- Chú lợn ỉn nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.
- Mẹ đi chợ về muộn, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
- Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
- Vì tính kiêu căng, Thỏ phải chịu thua bác Rùa khiêm tốn.
Đặt câu để phân biệt các từ trogn một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
a) Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
b) Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
c) Hãy nên khiêm tốn, đừng nên tự kiêu.
Bài 12:
Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó.
Bài 12 :
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Bài 13 :
Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.
Bài 17 :
Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.
Bài 14 :
Diễn đạt lại từng câu dưới đây cho rõ nghĩa hơn :
a) Đầu gối đầu gối.
b) Vôi tôi tôi tôi.
Bài 15 :
Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển ) : nhà, đi, ngọt.
Bài 16 :
Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghã chuyển :
a)Miệng cười tươi , miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn .
b)Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà , sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch .
Bài 21 :
Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa :
a)Vàng :
- Giá vàng trong nước tăng đột biến .
- Tấm lòng vàng .
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường .
b) Bay :
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời .
- Đạn bay vèo vèo .
- Chiếc áo đã bay màu .
Bài 22 :
Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu :
a) Cân ( là DT, ĐT, TT )
b) Xuân ( là DT, TT )
Bài 23 :
Cho các từ ngữ sau :
Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.
a)Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
b)Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên
Bài 24 :
Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh :
a- Ngày khai trường
b- Bác rất vui lòng
c- Cái trống trường em
d- Trên mặt nước loang loáng như gương
e- Những cô bé ngày nào nay đã trở thành
Bài 24:
Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau :
a) chim, trên, hót, ríu rít, cây.
b) Đồ Sơn, ở, rất, em, thích, nghỉ ,hè.
Bài 25 :
Đặt câu với mỗi từ sau : Xum xuê, rập rờn, ngập ngừng, long lanh, sóng sánh.
Bài 26:
Viết tiếp 3 câu để thành đoạn :
a- Hôm nay là ngày khai trường...
b- Thế là mùa xuân đã về...
Bài 27 :
Ngắt đoạn văn sau thành từng câu (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết hoa chữ cái đầu câu ):
Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn ,năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai meo và bước chân êm, nhẹ như thỏnhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.
Bài 28 :
Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp :
a)Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2) . Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3).
b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi (5).
Bài 29 :
Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách :
a) Bông hoa đẹp này.
b) Con đê in một vệt ngang trời đó.
c) Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy.
Bài 30:
Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách :
a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác.
b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy.
c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.
d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa.
Bài 31 :
Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau :
a)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,/ Bác Hồ / đến nghỉ chân ở một nhà ven đường .
b)Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng ve / cất lên inh ỏi, râm ran.
Bài 32 :
Hãy xác định BPSS trong câu: “Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương.”
Bài 33:
Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn.
- Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp./ Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp.
- Sáng nay, lớp 5A lao động./ Sáng nay, lớp 5B lao động.
- Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước.
- Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước.
Bài 34 :
Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau :
a) Ở Vinh, tôi được nghỉ hè.
b) Tôi được nghỉ hè ở Vinh.
Bài 35 :
Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau :
a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường.
b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế đứng trang nghiêm.
Bài 36 :
Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng :
a) Bạn Lan học và ngoan.
b) Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học?
c) Cô gái đó vừa xinh vừa học kém.
Bài 37:
Mở rộng các câu sau bằng cách thêm ĐN, BN cho nòng cốt câu :
a) Mây trôi.
b) Hoa nở.
Bài 38:
Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện.
Bài 39:
Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau:
a) Dưới ánh nắng chói chang, Bác nông dân đang cày ruộng.
b) Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn.
Bài 40:
Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình:
a) Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên.
b) Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy.
c) Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm.
Bài 41 :
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây :
a) Giữa vườn lá um tùm, bông hoa đang dập dờn trước gió.
b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi.
d) Bé rất ân hận vì không nghe lời mẹ dặn.
Bài 42 :
Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì?
a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không?
b) Sao bạn chịu khó thế ?
c) Sao con hư thế nhỉ ?
d) Cậu làm như thế này là đúng à ?
e) Tớ làm thế này mà sai à ?
Bài 43:
Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được:
Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm.
Bài 44:
Tìm từ được lặp lại để liên kết câu:
Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ.Lại có lúc bé thích làm bac sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại....
Bài 45:
Tìm từ trùng lặp có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa .Hãy thay thế và chép lại đoạn văn :
Páp- lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Páp- lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp- lốp thường được lặp lại rất nhiều lần...
Bài 46:
Tìm những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn trích :
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, ..(1)...bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng,..(2)...là một đường trăng lung linh rát vàng...(3)....là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
( dòng sông, sông Hương, Hương Giang )
Bài 47:
Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nối kết những nội dung gì với nhau:
Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Thậm chí, đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.
(Hồ Chí Minh)
Bài 48:
Mỗi từ ngữ gạch chân dưới đây có tác dụng gì?
a) Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghe. Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó một chút nào.
b) Một hôm, chim Gõ Kiến đến chơi nhà chị Công... Gõ Kiến lại đến chơi nhà Sáo Sậu. Cuối cùng, Gõ Kiến lại đến nhà Gà.
Bài 12:
3 từ trái nghĩa nói về việc học hành :
Chăm học -> lười biếng
Học giỏi -> học yếu
Hăng hái -> rụt rè
Bài 12:
Lười biếng - siêng năng
Chú ý nghe giảng - làm việc riêng
học giỏi - học dốt
=> cậu ấy thật chăm chỉ.
Bài 12 :
a) Đậu tương: là thức ăn cho người hoặc gia súc.
Đất lành chim đậu: một vùng đất yên bình.
Thi đậu: được điểm khi thi
b) Bò kéo xe: là loại xe được một con bò kéo đi.
2 bò gạo: là 2 con bò bị 1 loại bệnh của con bò
c) Sợi chỉ: dùng để khâu vá quần áo
chiếu chỉ: là tờ giấy ghi lệnh vua ban
chỉ đường: là miêu tả con đường cho người hỏi đường
chỉ vàng: là đơn vị của Vàng.
Bài 13 :
chiếu
- mẹ em mới mua một cái chiếu mới.
- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá
kén
- Con tằm đang làm kén
- Cô ấy là người hay kén chọn.
mọc.- Mặt trời mọc - Bát bún mọc ngon tuyệtBài 17 :
Giá
hôm nay giá tôm tăng cao thế .
cái giá sách này cũ quá rồi.
đậu
cái bánh nhân đậu xanh ngon quá
sữa đậu nành là sữa dành cho người già.
bò
em bé đang tập bò
con bò đang ăn cỏ
kho
mẹ tôi đang kho nồi thịt.
kho đông lạnh rất lạnh lẽo.
chín.
càng con cua đã chín
chú chín rất thích ăn thịt chó.
Bài 14 :
Diễn đạt lại từng câu dưới đây cho rõ nghĩa hơn :
a) Đầu gối đầu gối. => cái đầu gối lên đầu gối
b) Vôi tôi tôi tôi.=> vôi của tôi thì tôi đem đi.
Bài 22 :
Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu :
a) Cân ( là DT, ĐT, TT )
cái cân nhà em rất to
b) Xuân ( là DT, TT )
mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc rất nhiều.
Câu 1: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây; Chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm từ.
a) Cắt, thái, ...
b) Chăm chỉ,...
Câu 2: Cho 4 thành ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa.
Câu 3: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, chín. (Lưu ý mỗi một câu có 2 từ đồng âm)
Câu 4: Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa. Qua đó em hãy cho biết người chiến sĩ đi chiến đấu vì điều gì?
1.Tìm 2 từ trái nghĩa với từ rộng rãi, hoang phí, ồn ào, chia rẽ
2.Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ :đi ,đứng.
3.Tìm 2 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ :khôn ngoan ,tài giỏi.
1. - Trái nghĩa với rộng rãi: chật hẹp, hẹp hòi.
- Trái nghĩa với hoang phí: dè xẻn, tiết kiệm.
- Trái nghĩa với ồn ào: yên lặng, yên tĩnh.
- Trái nghĩa với chia ré: đoàn kết, thống nhất.
3. Đi: + Nghĩa gốc: Bé Minh đã biết đi.
+ Nghĩa chuyển: Chờ bạn ấy đi dép đã.
Đứng: + Nghĩa gốc: Đứng trên đỉnh núi chắc mát lắm !
+ Nghĩa chuyển: Gió đứng lại.
3. - Khôn ngoan: Đồng nghĩa: thông minh, tài nhanh trí.
Trái nghĩa: ngu xuẩn, đần độn.
- Tài giỏi: Đồng nghĩa: Khéo léo, tài hoa.
Trái nghĩa: vống, thất bại.
Bài 1:Xếp các từ sau thành các nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ: ánh đèn ,từ, cửa sổ,loãng, nhanh, thưa thớt, tắt, ngọn đèn, đỏ, trên, đài truyền hình,thàng phố, hạ thấp, kéo, chầm chậm, như, bóng bay,mềm mại.