khi chia một số cho một tích hai thừa số , ta có thể .......
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. Đúng hay sai?
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Đáp án A
Một số chia cho một tích.
a) Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức:
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
b) Số?
720 : 60 = 720 : ( ..... x 6)
= (720 : .....) : 6
= ....... : 6 = .......
c) Tính (theo mẫu).
Mẫu: 180 : (3 x 4) = 180 : 3 : 4
= 60 : 4 = 15
450 : (5 x 3)
9 000 : (9 x 2)
a)
24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
Vậy ba biểu thức A, B, C có giá trị bằng nhau.
b)
720 : 60 = 720 : ( 10 x 6)
= (720 : 10) : 6
= 72 : 6 = 12
c)
450 : (5 x 3) = 450 : 5 : 3
= 90 : 3 = 30
9 000 : (9 x 2) = 9 000 : 9 : 2
= 1 000 : 2 = 500
1,đúng thì Đ,sai thì S
a,khi chia 1 số cho tích 2 thừa số,có thể làm như sau:
-ta lấy số đó chia cho 1 thừa số,rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
-ta lấy số đó chia cho 1 thừa số,rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
b,khi chia 1 tích 2 thừa số cho 1 số,có thể làm như sau:
-ta lấy 1 thừa số chia cho số đó(nếu chia hết),rồi nhân kết quả tìm được với thừa số kia.
-ta lấy 1 thừa số chia cho số đó(nếu chia hết),rồi nhân kết quả tìm được cho thừa số kia.
ai nhanh mik k cho.
1. khi nhân số nhỏ nhất có 5 chữ số KN có hàng chục nghìn bằng 2 với số có một chữ số ta được tích là số có năm chữ số. Hỏi thừa số thứ hai lớn nhất có thể........
2. Tổng của hai số là 963 và bằng 3 lần hiệu hai số. Sé bé....
3. Tìm tích của một phép nhân, biết rằng tích gấp 8 lần thừa số thứ nhất và thừa số thứ nhất gấp 6 lần thừa số thứ hai. Tích của phép nhân đó là ........
Nhanh lên nhé mình đang vội
Khi nhân số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau có hàng chục nghìn bằng 2 với số có một chữ số ta được tích là số có năm chữ số.Hỏi thừa số thứ hai lớn nhất có thể bằng bao nhiêu?
Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau có hàng chục nghìn bằng 2 là : 20134
Gọi số có 1 chữ số có dạng a
Số có năm chữ số có dạng abcde
Ta có :
20134 x a = abcde
Vì a hay thừa số thứ hai là số có 1 chữ số mà tích là số có năm chữ số và thừa số thứ nhất có 5 chữ số
\(\Rightarrow\) a = 1 ; a = 2 ; a = 3 hoặc a = 4
Vậy thừa số thứ 2 lớn nhất bằng 4
Khi nhân số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau có hàng chục nghìn bằng 2 với số có một chữ số ta được tích là số có 5 chữ số . Hỏi thừa số thứ hai lớn nhất có thể bằng bao nhiêu ?
Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau có hàng chục nghìn bằng 2 là : 20134
20134 x e = số có 5 chữ số
=> e lớn nhất = 4
đ/s : ...
thừa số thứ hai lớn nhất có thể =4 nha bạn
Xét tích A = 1 x 2 x 3 x ... x 29 x 30, trong đó các thừa số chia hết cho 5 là 5, 10, 15, 20, 25, 30; mà 25 = 5 x 5 do đó có thể coi là có 7 thừa số chia hết cho 5. Mỗi thừa số này nhân với một số chẵn cho ta một số có tận cùng là số 0. Trong tích A có các thừa số là số chẵn và không chia hết cho 5 là: 2, 4, 6, 8, 12, . . . , 26, 28 (có 12 số). Như vật trong tích A có ít nhất 7 cặp số có tích tận cùng là 0, do đó tích A có tận cùng là 7 chữ số 0.
Số 1 000 000 có tận cùng là 6 chữ số 0 nên A chia hết cho 1 000 000 và thương là số tự nhiên có tận cùng là chữ số 0.
a) Trong một phép nhân khi giảm tích 8 lần ta được thừa số thứ 1 và bớt thừa số thứ 1 đi 143 đơn vị ta được thừa số thứ 2 vậy phép nhân đó là:................................
b) Một phép nhân có tích gấp 6 lầ thừa số thứ 1 và hơn thừa số thứ hai 216 đơn vị vậy phép nhân đó là:..................................
a) Giảm 8 lần được thừa số thứ 1. Vậy thừa số thứ 2 là: 8
Bớt 143 đơn vị của thừa số thứ nhất được thừa số thứ 2.
Vậy thừa số thứ nhất là: 8 + 143 = 151.
Phép nhân là: \(151\times8=1208\).
b) Phép nhân có tích gấp 6 lần thừa số thứ 1 thì thừa số thứ 2 là: 6
Tích hơn thừa số thứ 2 là 216 thì Tích là: 216 + 6 = 222
Phép nhân đó là: \(...\times6=222\Rightarrow37\times6=222\)
a) Giảm 8 lần được thừa số thứ 1. Vậy thừa số thứ 2 là: 8
Bớt 143 đơn vị của thừa số thứ nhất được thừa số thứ 2.
Vậy thừa số thứ nhất là: 8 + 143 = 151.
Phép nhân là: $151\times8=1208$151×8=1208.
b) Phép nhân có tích gấp 6 lần thừa số thứ 1 thì thừa số thứ 2 là: 6
Tích hơn thừa số thứ 2 là 216 thì Tích là: 216 + 6 = 222
Phép nhân đó là: $...\times6=222\Rightarrow37\times6=222$