Nắm được đặc điểm về vị trí, địa hình, vùng biển nước ta
Trình bày đặc điểm về vị trí, địa hình, vùng biển nước ta
1) Nêu đặc điểm vị trí địa lý VN về mặt tự nhiên. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội nước ta.
3) Hãy nêu những giá trị to lớn của vùng biển nước ta.
7) Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta.
1)
Vị trí về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).
- Vị trí gần trung tâm ĐNA.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật
Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).
1) Nêu đặc điểm vị trí địa lý VN về mặt tự nhiên. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội nước ta.
3) Hãy nêu những giá trị to lớn của vùng biển nước ta.
7) Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta.
C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
- Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).
C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
C7/
* Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
\(\oplus\) Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
\(\oplus\) Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta.
giúp mình vs nha
địa lí 5
Đặc điểm của vùng biển nước ta:
Vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho người dân sản xuất và sinh hoạt.Biển ở khu vực miền Bắc và miền Nam thường hay có bão.Nhớ h nhaVị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta là:
Vị trí vùng biển nước ta: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền nước ta.Đặc điểm của vùng biển nước ta:
Vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho người dân sản xuất và sinh hoạt.Biển ở khu vực miền Bắc và miền Nam thường hay có bão.Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Vị trí: Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông, biển bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền nước ta.
- Đặc điểm: Là một biển kín, biển nhiệt đới quanh năm không đóng băng, dồi dào nhiệt và ẩm. Tuy nhiên biển Việt Nam hay có bão gây thiệt hại lớn đến sản xuất và sinh hoạt của con người.
C1: Trình bày về 4 điểm cực ở nước ta. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí tác động đến thiên nhiên Việt Nam
C2: Trình bày về đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
C3: Chứng minh Việt Nam là 1 trong các nước giàu tài nguyên và khoáng sản
C4: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sản lượng lúa và cà phê dựa vào bảng 16.3 SGK Địa 8- trang 57
GIÚP MÌNH VỚI Ạ, MÌNH ĐANG CẦN GẤP, CẢM ƠN Ạ
nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta
Phía Đông, Nam và Tây Nam
Câu 1: Biển nước ta có đặc điểm là:
Câu 2. Vị trí địa lí nước ta làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm:
1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Gần trung tâm của Đông Nam Á.
Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.
3.
Quốc gia không sử dụng chung biển Đông với Việt Nam là
(25 Điểm)
Nhật Bản.
Thái Lan.
Campuchia.
trung Quốc.
4.Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên
Nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.
Vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.
Vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.
Vị trí giao nhau của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
5.Đặc điểm nào sau đây đúng về phát triển KT – XH của các nước châu Á vào cuối thế kỉ XX?
+ Các nước châu Á có trình độ phát triển KT – XH cao, thu nhập bình quân đầu người đều rất cao.
Các nước châu Á có trình độ phát triển KT – XH rất khác nhau, thu nhập bình quân đầu người cũng có sự chênh lệch.Các nước châu Á đều có nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ chiếm tỉ lệ thấp.5.Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc? Lạng Sơn. Hà Giang. Cao Bằng.Yên Bái.