Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đặng Văn Thuận
Xem chi tiết
Supperman
Xem chi tiết
Trường Nguyễn Công
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 1 2023 lúc 17:57

Gợi ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "học sinh với điện thoại"

Mẫu: Khi công nghệ phát triển, học sinh đã có thêm 1 người bạn vô tri nhưng gần gũi. Đó là điện thoại.

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Học sinh: là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, luôn cần phải học hành để có tri thức có tài năng và có tài có đức.

+ Điện thoại: là thiết bị dùng để nghe, nhìn, trao đổi thông tin,.... vô cùng hữu ích.

- Đặt câu hỏi:

+ Vì sao chúng ta cần phải bàn về học sinh và điện thoại?

-> Bởi ngày nay, điện thoại nói riêng hay những thiết bị điện tử nói chung đã và đang bị học sinh sử dụng sai cách.

Dẫn chứng:

+ Dùng điện thoại để bạo lực ngôn từ, đả kích người khác.

+ Dùng điện thoại để đưa lên những vấn đề giải trí không lành mạnh.

+ Dùng điện thoải để chìm đắm vào thế giới ảo (game, tiểu thuyết,...)

+ ...

- Tác hại của việc học sinh quá mức gần gũi với điện thoại:

+ nghiện điện thoại.

+ luôn khép mình trong thế giới nhỏ -> sống vô nghĩa.

+ đánh mất những cơ hội tốt, mất đi những người bạn.

+ mất đi tương lai tốt đẹp.

+ ...

- Bàn luận phân tích:

+ Điều tốt đẹp nhất của đời học sinh đó là học, tiếp thu, thực hành, có đức chứ không phải là làm tri kỉ với điện thoại.

+ Chung quy, không chỉ với các bạn học sinh mà ai ai cũng cần sử dụng điện thoại đúng cách.

+ Không một người thành công nào có quá khứ đời học sinh chỉ bấm điện thoại.

 + ... 

( Triển khai các luận điểm theo ý bạn)

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

- Tổng kết.

minh nguyet
26 tháng 1 2023 lúc 20:16

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Việc học sinh sử dụng smartphone trong xã hội hiện nay là điều không hiếm gặp, nhất là trong xã hội 4.0 ngày nay..)

Thân bài:

Bàn luận: 

Mặt tích cực của smartphone:

+ Dùng để tra cứu tài liệu, từ vựng, hình ảnh

+ Dùng để học online (trong mùa dịch)

+ Dùng để giải trí

...

Tác hại của việc sử dụng quá nhiều smartphone:

+ Gây lên tình trạng sử dụng trong giờ học

+ Làm giảm chất lượng học tập

+ Khiến cho học sinh bị bệnh về mắt

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Học sinh mang điện thoại đến lớp để quay cóp, tra tài liệu trong giờ thi...

Mở rộng vấn đề:

Trái với học vẹt là gì?

Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng sử dụng quá mức smartphone?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa quan điểm của em về việc sử dụng smartphone của học sinh. 

_mingnguyet.hoc24_

Nguyễn Vũ Hồng Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Hồng Oanh
4 tháng 3 2022 lúc 7:59

1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Phạm Duy Hoàng
4 tháng 3 2022 lúc 9:37

1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

duka
Xem chi tiết
Lê Thị Hải Khánh
Xem chi tiết
duka
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết
Lê Huyền Trân
Xem chi tiết
Aang
Xem chi tiết