Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 5 2018 lúc 4:03

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
24 tháng 9 2018 lúc 9:51

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

Bình luận (0)
Kiệt Nguyễn
14 tháng 2 2019 lúc 10:32

1.

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Bình luận (0)
trương viết minh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Châu
14 tháng 10 2019 lúc 15:34

Bạn có thể viết kết thúc mới , Giônxy vẫn là người ra đi 
" Tuy chiếc lá vẫn còn ở đó,vẫn còn hiện diện trên cái cuống thường xuân khẳnh khiu đầy lặng lẽ,nhưng những cơn gió bấc tàn nhẫn mang cái hơi lạnh ghê gớm của mùa đông gần như bất diệt dường như muốn giết chết 'người anh hùng nhỏ bé ấy'và người phụ nữ đang nằm bất động trên giường.-Chẳng lẽ phải chết sao?-Gônxy tự hỏi mình.Cô ngước nhìn lên chiếc lá -tuy đơn giản nhưng xinh đẹp vô cùng.Cố gắng thở ra những hơi thở cuối cùng,giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò trơ xương của cô-Không,không thể chết được,vì dù sao mình vẫn còn cơ hội,như mày đấy,lá ạ.Dù sao thì,cám ơn bác nhiều lắm,bác Bơmen-
Ngày hôm sau,trên chiếc giường bệnh mang hơi ấm của cô gái bé nhỏ Giônxy,người phụ nữ vận đồ đen mang tên Xiu và một ông cụ đã gần đất xa trời với đôi mắy đỏ hoe và đôi môi đang mấp máy,cô gái của chúng ta,Giônxy-đang bất động nằm đó,nhưng,cô vẫn mang một nụ cười trên môi.
'Cám ơn tất cả và chiếc lá cuối cùng'-bức họa về chiếc lá cuối cùng của Giônxy''

Đây chỉ là ý kiến riêng của mk thôi nhé. k nha,thanks

Bình luận (0)
Phan Tien Minh 6A1 THCS...
Xem chi tiết
Phan Tien Minh 6A1 THCS...
27 tháng 2 2022 lúc 23:02

Ai giúp mình đi chứ mình sợ văn lắm rồi :'(((

Bình luận (3)
Uyên  Thy
27 tháng 2 2022 lúc 23:07

Tham khảo e nhé!

Mang thân phận bọ hung đã hàng ngàn năm nay, tôi bị người đời ghẻ lạnh, tránh xa. Nhiều khi ngẫm lại những việc làm trước đây của mình, chính tôi cũng tự cảm thấy chán ghét bản thân. Tại sao tôi lại làm ra những việc xấu xa đến vậy?
Hàng ngàn năm trước tôi cũng là một con người. Tôi được cha mẹ đặt tên là Lí Thông. Theo nghiệp gia đình tôi làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc quá nhiều sai lầm mà không biết ăn năn hối cải, tôi đã bị trời phạt, biến thành loài bọ hung hôi hám. Xấu hổ, không dám nhìn mặt mọi người, lúc nào tôi cũng chui rúc vào nơi xó xỉnh, vào nơi tối tăm. Đáng nhẽ ngay từ đầu tôi nên trân trọng người anh em tốt của mình.

 


Thạch Sanh vốn là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, sinh sống ở góc đa. Trong một lần đi bán rượu qua đây, tôi đã gặp chàng ta và cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã không có ý tốt gì. Tôi thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh lại thật thà nên định bụng kết nghĩa anh em, kéo Thạch Sanh về nhà giúp mình các công việc nặng nhọc. Với bản tính lương thiện và chăm chỉ, Thạch Sanh tin và theo tôi về nhà. Từ khi đến ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã thế lại rất hiếu thảo với mẹ tôi, luôn coi bà như mẹ đẻ. Ấy vậy mà tôi xấu xa đến mức lấy oán trả ơn. Vì sợ chết dưới móng vuốt mãng xà, tôi lừa Thạch Sanh lên canh miếu thần, thế mạng cho tôi. Không ngờ, với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh không những không chết mà còn giết được chằn tinh, xách đầu mang về. Ban đầu thấy chàng ta về tôi tưởng hồn ma của cậu ấy oán tôi. Khi biết cậu ấy vẫn còn sống, tôi lại nãy ra một mưu tính mới. Tôi dùng lời ngon ngọt va đe doạ lừa Thạch Sanh đi, còn phần mình thì xách đầu chằn tinh đến gặp vua nhận công lĩnh thưởng. Nhờ âm mưu đó, tôi ngoi lên tới chức Quận công danh giá. Sống trong nhung lụa và vinh quang của quyền thế, tôi quên nhanh chóng người anh em kết nghĩa của mình.

 

Một thời gian sau, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Nàng xinh đẹp tuyệt trần lại dịu dàng hiền hậu, ai nhìn cũng thấy mê đắm. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tôi càng ước ao trở thành phò mã. Nhưng không may cho nàng và cũng không may cho tôi, đại bàng tinh nghe tin công chúa xinh đẹp như hoa bèn đến bắt nàng đi mất. Mất con gái yêu, nhà Vua vô cùng đau đớn, xót xa. Người sai tôi lập tức lên đường đuổi theo đại bàng tinh, đem công chúa trở về. Nếu làm được nhà vua sẽ gả công chúa và chia cho tôi nửa giang sơn. Vừa mừng, vừa sợ, tôi không biết đi đâu tìm nàng. Lúc này, tôi nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Tôi nghĩ ra kế tổ chức hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin Thạch Sanh. Chờ đợi mòn mỏi, đến ngày thứ mười tôi cũng gặp được người em kết nghĩa. Như người đi trong sa mạc gặp nước, tôi vui sướng vô cùng, dùng lời ngon ngọt hòng nhờ cậu ấy giúp mình đi cứu công chúa. Thạch Sanh vẫn tin tưởng tôi nên nhận lời giúp đỡ. Hoá ra trong lúc đại bàng cắp công chúa đi qua gốc đa đã bị Thạch Sanh bắn bị thương. Lần theo dấu máu, đoàn người đến được hang của con quái vật. Đến nơi, tôi sợ thiệt thân nên để mặc Thạch Sanh xuống hang một mình đánh đại bàng, cứu công chúa lên, còn mình thì ở lại trên mặt đất nghe ngóng. Sau một hồi có tiếng Thạch Sanh từ dưới hang vọng lên kêu ta kéo công chúa lên mặt đất. Tôi mừng rỡ kéo ngay nàng lên. Thật độc ác thay! Vì lo sợ Thạch Sanh tranh công với mình và tố cáo việc lần trước với vua nên tôi nhẫn tâm sai quân lính vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, mặc kệ người em với mối hiểm nguy phải đối mặt với con quái đại bàng.

 

Trở về kinh thành với công chúa đã được giải thoát, tôi được nhà vua và triều thần nể trọng. Nhưng việc cưới xin lại bị hoãn lại do từ khi trở về công chúa bỗng hoá câm. Nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Nhà vua tìm mọi phương cách, mời rất nhiều thầy thuốc giỏi đến chữa nhưng vẫn thất bại.
Lại kể đến Thạch Sanh. Đúng là người tốt thì được trời giúp. Bị ta hại nhưng cậu ta không chết. Nhờ cứu con trai vua Thuỷ Tề trong hang đại bàng tinh nên Thạch Sanh được mời xuống Thuỷ phủ chơi. Lại còn được Long Vương cho rất nhiều báu vật.
Ở chơi Thuỷ phủ ít lâu, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ sinh sống. Không may, hồn chằn tinh và đại bàng tinh tìm cách báo thù. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Samh. Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ngồi trong ngục tối, chắc cậu ta cảm thầy buồn rầu nên mang đàn ra gảy. Vì là đàn thần nên tiếng kêu như ai, như oán, như nói lên hết tâm sự của chàng trai trẻ. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng dưng khỏi bệnh, cười nói vui vẻ. Nàng xin cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Lúc đó tôi vẫn chưa biết người đó là Thạch Sanh. Gặp được vua, Thạch Sanh đem hết mọi chuyện đầu đuôi kể cho vua nghe. Nghe xong, nhà vua vô cùng tức giận, cho quân tước hết mũ quan, tống tôi vào ngục, giao cho Thạch Sanh xử lí. Tôi những tưởng Thạch Sanh sẽ không đời nào bỏ qua cơ hội này để trả thù. Chắc chắn cậu ấy hận tôi đến tận xương tuỷ. Nhưng quả thật tôi đã lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử. Thạch Sanh không những không giết mà còn xin vua tha cho tôi khỏi bị cầm tù, cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng tội của tôi quá nặng, trời đất đều không dung. Tôi đã bị Thiên Lôi đánh chết, và bị Diêm Vương hoá kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn. Tuy hết sức đau khổ trong cảnh sống này, nhưng tôi vẫn cảm kích trước tấm lòng bao dung độ lượng của Thạch Sanh, tôi đã ăn năn hối hận rất nhiều.

 

Về sau, tôi nghe mọi người kháo nhau về đám cưới linh đình của Thạch Sanh với công chúa. Tôi cũng mừng cho cậu ấy. Không may, nghe tin công chúa từ chối các hoàng tử lân bang để lấy một chàng trai nghèo, các nước đem quần đến đánh nước Nam. Nhưng tôi tin với tài trí của Thạch Sanh, quân giặc sẽ bị dẹp yên. Quả đúng như vậy, Thạch Sanh đem đàn ra gảy làm cho quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì đến việc đánh nhau nữa. Cuối cùng, chúng phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh còn đem niêu cơm ăn hết lại đầy ra thết đãi những kẻ thua trận làm cho ai nấy đều khâm phục, từ bỏ ý định đánh chiếm nước Nam. Thấy vậy, nhà vua rất mừng vì đã tìm được con rể quý. Khi vua băng hà, ngài đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Nhân dân đời đời ca ngợi chàng.

Còn tôi, nay tuy vẫn chỉ mang kiếp bọ hung nhưng tôi cũng không oán thán gì. Bởi những tội ác mà tôi gây ra quá lớn. Hình phạt mà tôi chịu đựng là hết sức xứng đáng. Các bạn đừng ai học tôi thói bạc ác mà mang thân bọ hung suốt kiếp, các bạn nhé!

Bình luận (2)
Duong
Xem chi tiết
Duong
Xem chi tiết
Ngô Thọ Thắng
Xem chi tiết
•Mυη•
27 tháng 10 2019 lúc 18:42

TL ;

Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
《 ღ Ňɠʉүêŋ ➻ Ňɠʉүêŋ  ღ...
27 tháng 10 2019 lúc 18:42
Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 11:53

Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:

- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện

- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng

- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông

- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
27 tháng 12 2023 lúc 1:03

- Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.

- Nếu là em, em có thể tạo nên một cái kết cụ thể: Bọ Dừa về quê sum vầy cùng gia đình và nhận ra quê hương, gia đình là điều đáng quý nhất trong trái tim mỗi người.

Bình luận (0)
Đặng Ngọc Quỳnh
Xem chi tiết