Những câu hỏi liên quan
NVH Game
Xem chi tiết
NVH Game
Xem chi tiết
tám nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 8 2021 lúc 20:47

Em tham khảo:

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Nguyễn Thị My
Xem chi tiết
Ngọc Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 1 2023 lúc 21:29

Bạn tham khảo nha:

Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những màu sắc huyền ảo, cuốn hút vô cùng. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển. Mặt trời đội biển nhô màu mới một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh vật, của con người. Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Phải chăng nhà thơ đang ca ngợi biển cả mênh mông - nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc? Đồng thời ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả. Những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc - một Huy Cận trữ tình cách mạng.

Bình luận (0)
Phạm Trọng Kiên
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết
ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Trang Trần
29 tháng 11 2019 lúc 9:17

Ở mỗi hoàn cảnh Vũ Nương lại thể hiện những vẻ đẹp khác nhau:

(1) Khi mới lấy chồng, trong cuộc sống hôn nhân:

Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng chưa bao giờ dám vượt khuôn phép để giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.

(2) Khi tiễn chồng đi lính:

- Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, …”. Với những người vợ, việc chồng được vinh quy bái tổ là niềm tự hào, niềm hi vọng cả cuộc đời của họ. Nhưng Vũ Nương là người phụ nữ khác biệt, nàng chẳng mong ngày chồng về áo gấm vinh quy, cũng chẳng ham cái cảnh “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, sự trở về an toàn của chòng là điều duy nhất nàng nguyện ước để vợ chồng con cái có thể sum họp.

- Nàng thấu hiểu những chông gai trong chặng đường phía trước mà chồng nàng phải trải qua: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Một người phụ nữ chân yếu tay mềm, chưa từng ra chiến trận để đối diện với sinh tử nhưng nàng thấu hiểu rằng nơi chồng mình sắp đến là nơi nguy hiểm trùng trung, sự sống cái chết trong gang tấc.

- Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, …”. Người xưa từng có câu nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, quãng thời gian chờ chồng đằng đẵng của nàng cũng là quãng thời gian nhìn vật nhớ người, ngắm cảnh mà hoài cố nhân. Tâm hồn người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

xem thêm tại https://toploigiai.vn/soan-van-9-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa