Phân tích hạnh phúc của 1 tang gia qua các bước đọc hiểu
Phân tích hạnh phúc của một tang gia
Được gọi với cái tên ông vua phóng sự đất Bắc, Vũ Trọng Phụng là nhà văn yêu thích của không chỉ rất nhiều độc giả mà còn với nhiều văn nghệ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là tác phẩm Số đỏ. Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng phụng viết năm 1936, được coi là một kiệt tác của văn học trào phúng. Ta có thể tìm hiểu điều đó rõ nhất qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Ngay từ cái tiêu đề người đọc có thể nhận thấy một sự mâu thuẫn rõ ràng: tang gia nhưng lại hạnh phúc. Đây quả là một nghịch lí. Nhưng nếu đọc truyện thì lại thấy tiêu đề này vô cùng hợp lí. Cái mà xã hội vốn coi là nghịch lí lại trở thành rất hợp lí trong gia đình đại bất hiếu này.
Bối cảnh của đoạn trích là sự ra đi của ông cụ tổ là bố của cụ cố Hồng, đã ngoại tám mươi tuổi và nay ra đi bởi vì uất ức trước việc cháu rể chồng của cụ ngoại tình. Theo lẽ thường cái chết của người có địa vị nhất nhà, người đóng vai trò là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các thế hệ thành viên trong gia đình sẽ làm đau đớn, tan nát trái tim của con cháu. Nhưng ở đây, cái chết của cụ cố tổ dường như lại chính là niềm mong đợi mòn mỏi của các thành viên từ rất lâu. Như một nhà quay phim, ống kính của tác giả quay cận cảnh từng nhân vật một. Mỗi nhân vật lại có một hạnh phúc riêng, một niềm vui khôn tả:
Cụ cố Hồng hạnh phúc vì sẽ được mọi người trọng vọng về tuổi thọ của người con giai nhớn là “cố Hồng”. Dù vẫn còn trẻ chưa đến cái tuổi “thọ” nhưng cụ luôn thích được mọi người trọng vọng, kính nể, thích được tôn sùng như một vị cụ cố đức cao trọng vọng. Hẳn rồi, bố mình chết thì mình dĩ nhiên trở thành người địa vị lớn nhất nhà, không cố thì còn là gì nữa. Ông Văn Minh thì mừng vì đây là thời kì cái chúc thư đi vào thời kì thực hành. Ông nội mất thì cái sản nghiệp của ông mới được chính thức để lại cho con cháu mà người cháu trai này hẳn đang sốt ruột như ngồi trên tổ kiến mong chờ nó được thực hiện.
Bà Văn Minh thì mừng vì đây là cơ hội quảng cáo cho những mốt áo tang, đem lại lợi nhuận cho tiệm may. Đám tang của cụ cố tổ hẳn là một cái đám tang long trọng và tầm cỡ, sẽ có rất nhiều người đến dự đủ các tầng lớp từ quan chức tới tầng lớp bình dân, với một “ngày hội” lớn như vậy, nếu để các thành viên trong gia đình cùng diện những bộ áo tang tân thời của bà thì không những không mất tiền quảng cáo mà những bộ váy ấy sẽ được rất nhiều người biết đến và tìm đến với cửa hiệu Âu hóa.
Cô Tuyết thì vui mừng vì đây là cơ hội trưng diện y phục mốt nhất trước mặt người yêu cùng mọi người. Với cái vẻ đẹp xuân sắc cùng sự giàu có của gia đình, cô có thể sắm những bộ cánh điệu đà để Xuân tóc đỏ cùng mọi người ngắm nhìn sự thơ ngây của mình.
Với cậu Tú Tân thì đây là cơ hội để cậu điều khiển các nhà tài tử điện ảnh thi thố tài năng trước mắt mọi người. Thời điểm đương thời, có được những chiếc máy chụp hình đã không phải những gia đình tầm thường, giờ đây cậu lại có thể khoa chân múa tay yêu cầu cả một nhóm thợ phải chụp kiểu này kiểu kia, góc này góc khác, quả như một nhiếp ảnh gia tầm cỡ, đầy nghệ thuật. Có vẻ như gia đình nhà cụ cố tổ ai cũng theo đuổi những nét đẹp nghệ thuật hiện đại và đời mới nhất.
Ông Phán mọc sừng thì mừng bởi cuộc thương thảo với Xuân tóc đỏ đã kết thúc tốt đẹp, đúng như ông mong đợi, thành công mỹ mãn. Ông vừa có thể công khai cho gia đình nhà vợ cái hãnh diện vì mình được là một người chồng mọc sừng, có thể vạch trần cô vợ lăng loàn Hoàng Hôn. Cái vụ thương thảo mà ông đã mất tiền túi giờ đây lại phát huy tác dụng còn hơn cả mong đợi, làm cho tất cả mọi người đều biết, làm cụ cố tổ tức đến nỗi chết vì uất.
Đối với bạn của cụ cố Hồng, đây là cơ hội trưng diện các kiểu râu và các loại mề đay, “Bắc Đẩu Bội Tinh, Long Bội tinh, Cao Mên Bội tinh, Vạn Tượng Bội tinh…”. Không phải bỗng dưng mà trời cho cơ hội để khoe những cái đó với bàn dân thiên hạ, vậy thì giờ đây, cả thiên hạ sẽ phải nhìn vào những huân chương của các ông. Đồng thời đây cũng là cơ hội để họ chen nhau đi gần quan tài để nhìn bộ ngực của cô Tuyết qua làn áo voan của bộ váy ngây thơ.
Đối với đám bạn của con cháu: bà phó Đoan, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, cô Tuyết… gồm toàn giai thanh gái lịch, nam thanh nữ tú của đô thành nhưng họ đi ở đây là để trưng diện những bộ cánh hiện đại nhất, đám tang sẽ là một sân khấu lớn và họ sẽ là những người mẫu thời trang catwalk trên sàn diễn của mình. Đây cũng là cơ hội để họ chim chuột nhau, cười tình với nhau, bình phẩm chê bai nhau.
Cả đám tang liên tục xuất hiện điệp khúc “đám cứ đi”, diễn tả một sự tiếp diễn bất tận, cái sự việc đưa một đám tang như một con đường trải thảm đỏ để người ta bước đi trình diễn trong sự trầm trồ ngắm nhìn của mọi người.
Cảnh hạ huyệt là lúc hội tụ đầy đủ nhất sự giả dối vô đạo đức cũng là lúc mà các vai hề diễn xuất một cách tài tình nhất (cảnh hề ấy lại gợi liên tưởng tới đám ma của Gorio trong tác phẩm của Balzac), nào là người gục người quỳ người gào khóc, tất cả theo đúng sắp xếp của cậu Tú Tân để cậu thực hiện bộ ảnh trong những phút giây để đời. Đến ông cháu rể Phán mọc sừng cũng nghẹn ngào tiếng khóc “Hứt! Hứt Hứt” giống với mong muốn hất hất hất đất vào huyệt của ông.
Đám tang đã diễn ra theo đúng quá trình và đạt được kết quả viên mãn, đúng với mong đợi của mỗi người. Ai cũng thấy khấp khởi mừng thầm vì cơ hội trời ban và họ đã đạt được đúng nỗi niềm mong mỏi khi giữa cái đám danh giá nhất thì họ đã được phô trương những thứ mà mình muốn khoe.
Tên truyện tưởng không thật nhưng quả đúng là rất thật. Mỗi người đều thực sự có những niềm hạnh phúc riêng, không hề giả tạo, tâng bốc. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.
Phân tích sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:
- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả
* Văn học hiện thực phê phán
Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.
+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản
nghệ thuật trào phúng trong "hạnh phúc của 1 tang gia
1. Mở bài: Từ lâu, nhiều người đã kể "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng và hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. "Số đỏ" như hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Đọc "Số đỏ" người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ Trọng Phụng, đấy là ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một cách cực kì lợi hại trong chương XV có nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
2. Thân bài:
* LĐ1: Những mâu thuẫn trào phúng (sử dụng NT đối lập)
- Tiêu đề: Lạ lùng, đầy mau thuẫn: tang gia><hạnh phúc => Phơi bày sự thật của đời sống, sự thật cảu một XH mà nhà văn muón mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mắt.
- Tâm trạng của những người có tang: không hề đau đớn, bối rối mà ngược lại, tất cả đều theo đuổi một niền hạnh phúc riêng:
+ Ông Phán mọc sừng bỗng tháy cái "sự mọc sừng" của mình đột nhien tăng giá them vài nghìn đồng
+ Cụ cố Hồng sung sướng "mơ màng...khóc mếu" để đc người ta ca ngợi "1 đám ma như thế, 1 cái gậy như thế"
+ Ông Văn Minh: háo hức đc chia gia tài "Cái trúc thư kia..."
+ Bà Văn Minh: sung sướng vì có dịp để mặc "tang phục tân thời"
+ Tú Tân: Sốt sắng để đc thể hiện tài chụp ảnh
=> NT trào phúng biểu hiện ở sự đối lập, mâu thuẫn giữa tang gia><hạnh phúc, vẻ mặt bên ngoài><bản chất bên trong
=> Lũ con cháu vô ơn, bất nhân, bất hiếu
- Tâm trạng người ngoài:
+ Ông Typn: vui sướng vì đc lăng xê mốt
+ Cảnh sát: ddc thuê nên "sng sướng đến cực điểm", chăm lo chu đáo, hết lòng cho đám tang.
=> Bức trang bao quát XH bạc tình bạc nghĩa, thực dụng
- Đưa tang: Đám ma to, sang trọng, nổi bạt (dư thừa vật chất) của 1 gia đình danh giá nhưng trống vắng tình người
=> Thói háo danh, khoe mẽ rởm đời
=> Sự giả dối đến đáng sợ
* LĐ2: Khắc họa sinh động chân dung trào phúng
- Chân dung đám đông:
+ Sát linh cữu là những quý ông tai to mặt lớn: khoe huân huy chương, râu ria đủ kiểu. Họ đi sát linh cữu, cảm động ko phải vì người trong quan tài hay tiéng kèn đám ma ai oán, não nùng mà cảm động vì làn da trắng thập thò trong lớp áo voan mỏng của cô Tuyết.
+ Giai thanh gái lịch đi ngay sau linh cữu thì chỉ biết chưng diện mốt, bàn bạc, nói chuyện về cái tủ mới sắm, cái ao mới may, mải chim nhau, cười tình nhau, ghen tuông nhau và mỉa mai thay, họ làm những việc đó bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đưa tang.
=> Đời sống tâm hồn nông cạn, chạy theo thú vui vạt chất tầm thường => Biểu hiẹn của sự suy đồi đạo đức
- Chân dung cá nhân:
+ Sự xuất hiện của Xuan tóc đỏ => tăng thêm sự giả dối, lố bịch
+ Cạu Tú Tân: đạo diẽn chụp ảnh kỉ niệm
+ Phán mọc sừng: Khóc tưởng chừng ngất đi nhưng vãn cố dúi vào tay Xuân 5 đồng.
=> Nổi bật sự giải dối. Bộ mặt xá hội thượng lưu háo danh, "chó đểu" và thực dụng
* LĐ3: Ngôn ngữ và hình ảnh trào phúng
- Từ ngữ gây cười: liệt kê các kiểu râu ria...
- Cách nói mỉa mai, châm biếm sâu cay
- Hình ảnh gây cười: Lợn quay đi long...
3. Kết bài: Những chuyện VTP viét trong chương sách là thật ư? lẽ nào...Những điều ấy hoàn toàn là hư cấu ư? Nhưng những đièu ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có thật cả. Ngòi bút trào phngs của VTP đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiẹn ra lồ lộ trên đó nổi lên 2 điều lớn nhất: sự tàn nhãn và dối trá.
1. Mở bài: Từ lâu, nhiều người đã kể "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng và hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. "Số đỏ" như hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Đọc "Số đỏ" người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ Trọng Phụng, đấy là ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một cách cực kì lợi hại trong chương XV có nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
2. Thân bài:
* LĐ1: Những mâu thuẫn trào phúng (sử dụng NT đối lập)
- Tiêu đề: Lạ lùng, đầy mau thuẫn: tang gia><hạnh phúc => Phơi bày sự thật của đời sống, sự thật cảu một XH mà nhà văn muón mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mắt.
- Tâm trạng của những người có tang: không hề đau đớn, bối rối mà ngược lại, tất cả đều theo đuổi một niền hạnh phúc riêng:
+ Ông Phán mọc sừng bỗng tháy cái "sự mọc sừng" của mình đột nhien tăng giá them vài nghìn đồng
+ Cụ cố Hồng sung sướng "mơ màng...khóc mếu" để đc người ta ca ngợi "1 đám ma như thế, 1 cái gậy như thế"
+ Ông Văn Minh: háo hức đc chia gia tài "Cái trúc thư kia..."
+ Bà Văn Minh: sung sướng vì có dịp để mặc "tang phục tân thời"
+ Tú Tân: Sốt sắng để đc thể hiện tài chụp ảnh
=> NT trào phúng biểu hiện ở sự đối lập, mâu thuẫn giữa tang gia><hạnh phúc, vẻ mặt bên ngoài><bản chất bên trong
=> Lũ con cháu vô ơn, bất nhân, bất hiếu
- Tâm trạng người ngoài:
+ Ông Typn: vui sướng vì đc lăng xê mốt
+ Cảnh sát: ddc thuê nên "sng sướng đến cực điểm", chăm lo chu đáo, hết lòng cho đám tang.
=> Bức trang bao quát XH bạc tình bạc nghĩa, thực dụng
- Đưa tang: Đám ma to, sang trọng, nổi bạt (dư thừa vật chất) của 1 gia đình danh giá nhưng trống vắng tình người
=> Thói háo danh, khoe mẽ rởm đời
=> Sự giả dối đến đáng sợ
* LĐ2: Khắc họa sinh động chân dung trào phúng
- Chân dung đám đông:
+ Sát linh cữu là những quý ông tai to mặt lớn: khoe huân huy chương, râu ria đủ kiểu. Họ đi sát linh cữu, cảm động ko phải vì người trong quan tài hay tiéng kèn đám ma ai oán, não nùng mà cảm động vì làn da trắng thập thò trong lớp áo voan mỏng của cô Tuyết.
+ Giai thanh gái lịch đi ngay sau linh cữu thì chỉ biết chưng diện mốt, bàn bạc, nói chuyện về cái tủ mới sắm, cái ao mới may, mải chim nhau, cười tình nhau, ghen tuông nhau và mỉa mai thay, họ làm những việc đó bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đưa tang.
=> Đời sống tâm hồn nông cạn, chạy theo thú vui vạt chất tầm thường => Biểu hiẹn của sự suy đồi đạo đức
- Chân dung cá nhân:
+ Sự xuất hiện của Xuan tóc đỏ => tăng thêm sự giả dối, lố bịch
+ Cạu Tú Tân: đạo diẽn chụp ảnh kỉ niệm
+ Phán mọc sừng: Khóc tưởng chừng ngất đi nhưng vãn cố dúi vào tay Xuân 5 đồng.
=> Nổi bật sự giải dối. Bộ mặt xá hội thượng lưu háo danh, "chó đểu" và thực dụng
* LĐ3: Ngôn ngữ và hình ảnh trào phúng
- Từ ngữ gây cười: liệt kê các kiểu râu ria...
- Cách nói mỉa mai, châm biếm sâu cay
- Hình ảnh gây cười: Lợn quay đi long...
Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia ngắn thôi nha!
Tham khảo!Hạnh phúc của một tang gia xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Cố Hồng, từ khi cụ ngấp ngoái chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta lẫn những trò “Mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ cố Hồng là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời đầy thối nát lúc ấy.
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
A. Tập trung khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
B. Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng
C. Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
D. Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
E. Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích
F. Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Đáp án: B, D, E
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích”
+ Cảnh đám ma được tổ chức linh đình
+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình
+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích
Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?
A. Số đỏ
B. Giông tố
C. Vỡ đê
D. Lấy nhau vì tình
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)
Đáp án cần chọn là: A
Mỗi người có cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Em hãy viết cách hiểu của em về một gia đình hạnh phúc bằng một câu ghép
gia đình là nơi cần có tình yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Do đó, khi mọi người chung sống hòa thuận thì sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc ít nhất là về mặt tinh thần. Và khi tinh thần được hạnh phúc, thoải mái thì sẽ khiến cho mỗi người càng có thêm động lực, tinh thần để sống tốt hơn, kiếm được nhiều của cải hơn.
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?
A. Chương XIII
B. Chương XIV
C. Chương XV
D. Chương XVI
Đoạn trích thuộc chương thứ XV của tiểu thuyết Số đỏ
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
A. Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.
B. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.
C. Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.
D. Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.
Giá trị nội dung:
- Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu
- Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời
Đáp án cần chọn là: D
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?