viết bài văn tả về cục cức
làm hộ mình mấy câu sau:
a) muốn miêu tả tốt, người viết cần có những năng lực gì?
b) nêu bố cục bài văn tả cảnh?
c) muốn viết bài văn tả chân dung, hoạt động của con người ta cần làm những gì?
d) nêu bố cục của bài văn miêu tả?
giúp mình nha.
. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
còn lai bn tự lm nha
làm cho mình mấy câu sau:
a) muốn miêu tả tốt, người viết cần có những năng lực gì?
b) nêu bố cục của bài văn tả cảnh?
c) muốn viết bài văn tả chân dung, tả hoạt động của người ta cần làm những gì?
d) nêu bố cục bài văn miêu tả?
mình cần nó để nộp vào ngày mai các bạn giúp minh nha.
HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN TẢ VỀ MỘT KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ NHẤT CỦA BẠN
Bài này yêu cầu phải viết hay , dài , có bố cục hợp lí .
Nếu bài văn nào , mình cảm thấy hay thì mình sẽ tick cho người đó .
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi, trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà. Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.
- Bố cục của bài viết.
- Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….
- Cách trình bày bài viết.
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:
- Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…
- Tình bày bài viết đủ 3 phần, rõ sàng, sạch đẹp.
I. Yêu cầu về kĩ năng: - HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc... - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp... II. Yêu cầu về nội dung: A. Mở bài. - Dẫn dắt: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn. B. Thân bài: 1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ dùng hình ảnh gần gũi, giản dị: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-> Khi ta ăn những trái cây ngon ngọt thì ta phải nhớ đến công lao vun, xới, chăm sóc của những người trồng cây. - Nghĩa bóng: Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo: + Ăn quả là ẩn dụ chỉ những người được hưởng thụ thành quả. + Nhớ: là trạng thái của lòng biết ơn. + Người trồng cây: Là ẩn dụ chỉ những người tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. -> Nghĩa của cả câu: Câu TN là bài học quí giá: Trong cuộc sống ta cần phải ghi nhớ công ơn những người tạo ra thành quả cả về vật chất và tinh thần cho ta hưởng thụ. 2. Vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? - Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp người đi trước. + Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. + Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô…. + Bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc… là nhờ bàn tay lao động của các bác nông dân, công nhân -> Ta phải biết ơn tất cả những người đã tạo thành quả cho ta hưởng thụ. - Biết ơn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp: + Người được biết ơn: Thấy vui, hạnh phúc vì biết những gì mình cống hiến được nhớ đến, được tôn trọng... + Người biết ơn: Thấy được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng và phát huy giá trị vật chất, tinh thần mà mình được hưởng thụ... - Biết ơn là đạo lý, là truyền thống quý báu của dân tộc -> Thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ là thực hiện đạo lý tốt đẹp ngàn đời của nhân dân Việt Nam. 3. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ: - Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng lời mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy: + Trong gia đình: Khi còn nhỏ (vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ…), lớn lên (là công dân tốt, có ích cho nước nhà, chăm sóc, phụng dưỡng người thân…) + Trong nhà trường: Vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi, vươn lên trong học tập và rèn luyện… + Ngoài xã hội: Tri ân bằng việc giữ gìn, phát huy thành quả thế hệ đi trước để lại; thực hiện những hoạt động tri ân thiết thực vào những dịp kỷ niệm: 10/3, 27/7, 20/11...; - Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa với người thân, thầy cô, các thế hệ đi trước... (Các câu tục ngữ phản ánh những kẻ đi ngược đạo lý: Ăn cháo đá bát, Khỏi rên quên thầy, qua cầu rút ván...) |
C. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân. làm hộ mik theo dàn bài
|
I. Yêu cầu về kĩ năng: - HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc... - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp... II. Yêu cầu về nội dung: A. Mở bài. - Dẫn dắt: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn. B. Thân bài: 1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ dùng hình ảnh gần gũi, giản dị: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-> Khi ta ăn những trái cây ngon ngọt thì ta phải nhớ đến công lao vun, xới, chăm sóc của những người trồng cây. - Nghĩa bóng: Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo: + Ăn quả là ẩn dụ chỉ những người được hưởng thụ thành quả. + Nhớ: là trạng thái của lòng biết ơn. + Người trồng cây: Là ẩn dụ chỉ những người tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. -> Nghĩa của cả câu: Câu TN là bài học quí giá: Trong cuộc sống ta cần phải ghi nhớ công ơn những người tạo ra thành quả cả về vật chất và tinh thần cho ta hưởng thụ. 2. Vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? - Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp người đi trước. + Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. + Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô…. + Bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc… là nhờ bàn tay lao động của các bác nông dân, công nhân -> Ta phải biết ơn tất cả những người đã tạo thành quả cho ta hưởng thụ. - Biết ơn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp: + Người được biết ơn: Thấy vui, hạnh phúc vì biết những gì mình cống hiến được nhớ đến, được tôn trọng... + Người biết ơn: Thấy được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng và phát huy giá trị vật chất, tinh thần mà mình được hưởng thụ... - Biết ơn là đạo lý, là truyền thống quý báu của dân tộc -> Thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ là thực hiện đạo lý tốt đẹp ngàn đời của nhân dân Việt Nam. 3. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ: - Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng lời mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy: + Trong gia đình: Khi còn nhỏ (vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ…), lớn lên (là công dân tốt, có ích cho nước nhà, chăm sóc, phụng dưỡng người thân…) + Trong nhà trường: Vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi, vươn lên trong học tập và rèn luyện… + Ngoài xã hội: Tri ân bằng việc giữ gìn, phát huy thành quả thế hệ đi trước để lại; thực hiện những hoạt động tri ân thiết thực vào những dịp kỷ niệm: 10/3, 27/7, 20/11...; - Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa với người thân, thầy cô, các thế hệ đi trước... (Các câu tục ngữ phản ánh những kẻ đi ngược đạo lý: Ăn cháo đá bát, Khỏi rên quên thầy, qua cầu rút ván...) |
C. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân. làm hhoj mik theo dàn bài
|
Câu 1. Dựa vào kết quả bài làm và hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), tự nhận xét về bài làm của em và rút kinh nghiệm theo các yêu cầu sau :
- Viết đúng thể loại văn miêu tả (tả người),
- Bố cục (mở bài, thân bài, kết bài) rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí.
- Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,...) trôi chảy, sáng rõ; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc; viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ
ai nhanhlaf đúng mk tick cho
ko chép mạng thì cần j mk phải đăng lên đây làm j
Viết bài văn nghị luạn trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản 'cục nước đá và dòng chảy
Bài 1: Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp những kiểu bài nào, đó là gì? Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng nào?
Bài 2: Bố cục của một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Nội dung của phần thân bài thường được tả theo những thứ tự nào? (Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một sơ đồ khái quát bố cục của bài văn tả cảnh)
Bài 3: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
Bài 4: Viết phần mở bài và một đoạn của phần thân bài cho đề văn đã cho ở câu 3.
Mình xin cảm ơn các bạn trả lời giúp mình!
Bài 1:
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.
Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :
+xác định đối tươngj miêu tả
+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự
Bài 2:
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài
Nội dung chính của từng phần:
Mở bài :Gioi thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.
II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi
1. Tả bao quát giờ ra chơi
- Sân trường tấp nập người
- Tiếng ồn vang khắp nơi
- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn
2. Tả chi tiết giờ ra chơi
a. Tả người giờ ra chơi
- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ
b. Tả cảnh giờ ra chơi
- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi
- Chim kêu rả rích
c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi
- Sân trường yên ắng hẳn
- Không một bóng người
- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi
- Em rất thích giờ ra chơi
- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học
Bạn tham khảo nha
Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn những tia nắng chói chang như ngọn lửa làm hoa mắt bọn em không còn nữa mà chỉ lập lòe những hòn than. Khi những ngọn gió lay lay cây vừa uốn cong những tàu lá còn trên ngọn gió, thì cũng là tiếng trống trường báo hiệu kết thúc hai tiết học của bọn em.
Khu trường im phăng phắc bỗng tủa ra một đàn chim sẻ ở đâu. Rồi các bạn từ trong lớp ùa ra, bọn em không ai bảo ai mà các bạn tự đứng thành đội hình lớp để tập thể dục theo tiếng đài phát của trường.
Khi bạn chỉ huy nghiêm túc hô “Giải tán” chúng em đồng thanh đáp lại: “Khỏe”. Và sau đó như một đàn ong vỡ tổ, bọn em tản ra khắp sân trường và bọn em bắt đầu chơi theo kế hoạch đã định từ trước lúc đó. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt, sác trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăng quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Dưới bóng gốc me tây là một thảm cỏ xanh êm, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây, những bước chân nhảy lên, nhảy xuống đều đặn theo cọng dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai giã gạo. Nhìn các bạn mặt đỏ hây hây với những giọt mồ hôi từ trên trán chảy xuống. Em thấy một niềm vui vẻ từ ánh lên trông cặp mắt của các bạn. Đằng xa, trên khoảng đất trống đầy bụi đất, những bàn chân xe dịch, những tiếng reo cười nói vang trời. Thì ra các bạn nam đang chơi “mèo đuổi chuột”. Chú chuột cứ thoăn thoát len lỏi khắc nơi, chú mèo cũng đáo để chẳng kém lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ phải phân rộng ra và tiếng cười nói. La hét cứ cuộn thành từng đợt.
k cho mk nha
Viết một bài văn nghị luận về an toàn giao thông (có bố cục rõ ràng)