Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2017 lúc 8:40

Có thể tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian như sau:

- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:

    + Vốn tri thức này thuộc đủ mọi lĩnh vực trong đời sống : tự nhiên, xã hội và con người.

    + Vốn tri thức dân gian phần lớn là các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tế, mang lại bài học cho thế hện sau.

- Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người:

    + Những giá trị quan trọng nhất được biểu hiện ở văn học dân gian là tinh thần nhân đạo và lạc quan

    + Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn, nhân cách cho con người Việt Nam.

- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

    + VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập.

    + Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 11 2019 lúc 6:43

Bài 1 - Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1).

Bài viết theo các ý:

a. Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).

c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

- Giáo dục đạo lí làm người.

- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài 2: Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).

Các ý chính:

a. Thân thế, sự nghiệp. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b. Các sáng tác chính . Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm), ...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

- Giá trị tư tưởng:

    + Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền ...).

    + Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí, ..).

- Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác ...

Bài 3: Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)

Các ý chính:

1. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí).

a. Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

b. Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

c. Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng, ...

2. Cấu trúc của văn bản văn học:

Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

* Truyện Kiều – Nguyễn Du

- Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ.

- Một số câu thơ:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm.

* Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

- Tóm tắt: Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt.

- Một số câu thơ:

    Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

    Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

    Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,

    “Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.

[…]

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2017 lúc 4:43

Chọn đáp án: D

Thị Vẩu
Xem chi tiết
qwerty
12 tháng 3 2016 lúc 20:07

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Kể tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng

Buổi học cuối cùng đã đem lại cảm xúc cho tất cả mọi người

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp. 

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

my yến
12 tháng 3 2018 lúc 21:10

Tóm tắt nội dung chính văn bản "Buổi học cuối cùng".

Buổi sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đi học trễ và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thông thường, bắt đầu buổi học tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự bình lặng y như một buổi sáng Chủ Nhật. Thầy Ha-men thấy Phrăng lẻn vào lớp mà chẳng giận dữ và bảo cậu thật dịu dàng. Ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ với vẻ mặt buồn rầu. Thầy đã bước lên bục, rồi với giọng dịu dàng và trang trọng: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Những lời nói ấy làm cho Phrăng sững sờ đến hối hận, cậu đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Cậu lúng túng không đọc được và ngay từ đầu cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩn đầu lên thế nhưng thầy ha-men không mắng Phrăng một lời. Cậu ngạc nhiên khi thấy bản thân mình chăm chú nghe thầy giảng bài đến thế. Bỗng đồng hồ điểm mười hai giờ, thầy Ha-men bèn quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Thầy đứng đó, đầu tựa vào tường, giơ tay ra hiệu: "Kết thúc rồi...đi đi thôi ! ".

Phạm Thu Thủy
13 tháng 3 2018 lúc 13:18

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. Cho dù rất buồn khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói nên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.

Cô nàng dễ thương_ Hoàng...
Xem chi tiết
Thảo Chi ~
13 tháng 1 2019 lúc 16:55

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Nguyễn Lương Phương Thảo
14 tháng 1 2019 lúc 20:21

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình.

Nguyễn Lương Phương Thảo
14 tháng 1 2019 lúc 20:22

Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

mondeptroai
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 12 2021 lúc 18:00

Tham khảo!

Văn bản:

bài học đường đời đầu tiên:

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

giọt sương đêm:

Với lối truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ,…văn bản “Giọt sương đêm” đã kể câu chuyện về những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa. Tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ:

Tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.

 

 

Trần Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nhật Nguyễn
6 tháng 5 2022 lúc 19:39

Nội dung chính: Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Sự việc 1: Lê Thận vớt được lưỡi gươm Sự việc 2: Lê Lợi tìm được chuôi gươm, hợp nhất thanh gươm Sự việc 3: Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh Sự việc 4: Đất nước thanh bình, Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm báu.