Những câu hỏi liên quan
@@Hiếu Lợn Pro@@
Xem chi tiết
Đặng Phương  Anh
29 tháng 3 2020 lúc 21:48

I. Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

2. Chứng minh:

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

3. Biện pháp:

Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

Môi trường thiên nhiên là ngôi nhà chung của mọi người vì vậy hãy cùng nhau xây dựng Trái Đất xanh. Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Phương  Anh
29 tháng 3 2020 lúc 21:45

I. Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

2. Chứng minh:

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

3. Biện pháp:

Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

Môi trường thiên nhiên là ngôi nhà chung của mọi người vì vậy hãy cùng nhau xây dựng Trái Đất xanh. Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
bạn ngọc anh
31 tháng 3 2020 lúc 17:01

# tham khảo #

1. Mở bài:

Vai trò của rừng đối với đời sống con người Rừng đang bị tàn phá nặng nề do đó vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

2. Thân bài:

Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậuRừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khácRừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt,...Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khácRừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…Rừng là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủngChứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòngRừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kìRừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:Thực trạng: Diện tích rừng ngày một thu hẹpNguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn,...Phương pháp bảo vệ rừng: trồng rừng,...

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừngLiên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng


# học tốt #   ^_^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Trần Quang Duy
Xem chi tiết
Zy Zy
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
22 tháng 5 2018 lúc 21:19

Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.

Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !”  thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !

 
Bình luận (0)
Đại Phạm
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Ngọk Ank Nguyễn
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
24 tháng 8 2021 lúc 13:07

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 17:20

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: " Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên."

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 17:29

“Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?

Bạn ơi! Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xung quanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Con người chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cả một chuỗi thời gian dài. Trong quá trình đó, có khi là khổ đau tận cùng, có khi là hạnh phúc vô bờ. Cái cảm giác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộc sống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng “Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng để can đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãng quên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay. Chẳng phải N.A.Ostrovsky trong Thép đã tôi thế đấy đã từng nói: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người lạ chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…”

Hãy thử nghĩ mà xem, cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng . Vậy nó đem lại cho con người điều gì?

Cuộc sống là một vòng quay kì diệu. Trong vòng quay ấy nó đem đến cho con người bao điều bổ ích, lí thú, bao nhiêu bài học, những kiến thức quý giá. Vì sao có nắng? Vì sao có mưa? Vì sao có gió thổi?… Bạn sẽ biết tất cả những điều đó khi tìm hiểu cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết, có cái nhìn và cách đánh giá đúng đắn hơn về mọi vật. Cuộc sống luôn kích thích tính tò mò, tìm tòi, học hỏi cho mọi người. Để có được nhiều hiểu biết về cuộc sống, chắc chắn bạn cũng phải yêu cuộc sống nhiều lắm đó!

Cuộc sống còn làm phong phú cho tâm hồn của con người. Không có tâm hồn đẹp thì con người cũng sẽ chỉ là những vật vô tri vô giác, không có tình cảm, tâm tình. Nhiều lúc tôi để ý, chỉ là chuyện một chiếc lá rơi, một con chim bé nhỏ bị chết cũng khiến trái tim con người phải rung động, xót thương. Cuộc sống là vậy, nó tạo cho ta tình yêu muôn vật, muôn loài. Không có cuộc sống, sao con người biết yêu, biết ghét và còn nhiều trạng thái tâm lí khác nữa. Cuộc sống cho tôi biết yêu ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… Thật hạnh phúc biết bao khi cuộc sống đã đem đến cho tôi những người thân thương và những người bạn tri âm tri kỉ để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tôi.

Ồ ! Cuộc sống của tôi đang vui lắm các bạn ạ! Tôi đang sống trong tuổi học trò, một thế giới vui vẻ, đầy những ước mơ đẹp đẽ. Đó là phép màu mà cuộc sống ban tặng cho tôi. Tuy nhiên không có thứ gì là hoàn hảo cả, đôi khi tôi đã thất vọng về cuộc sống. Tôi cũng buồn nhiều lắm, có những nỗi buồn khiến tôi phải bật khóc nức nở. Nhưng có sao đâu, tôi luôn nghĩ rằng nhờ có cuộc sống mà tôi khôn lớn và trưởng thành lên.

Cuộc sống mến thương ơi! Bạn là gì mà chúng tôi luôn hướng tới, suy nghĩ và chờ đợi bạn? Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.


 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
Xem chi tiết