Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
5 tháng 5 2021 lúc 8:45

Câu 1 : 

Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Câu 2 : 

Mục đích của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.

Câu 3 : 

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Ng lãnh đạo : Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Địa bàn hoạt động :Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)

Nguyên nhân thất bại :

- Xây dựng căn cứ Ba Đình còn nhiều hạn chế.

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

Ý nghĩa, bài học

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Ng lãnh đạo : Nguyễn Thiện Thuật

Địa bàn hđ : Nổ ra ở Bãi Sậy (Hưng Yên) sau lan rộng ra các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình,…

Ng nhân thất bại :

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

Ý nghĩa , bài học :

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Ng lãnh đạo : Phan Đình Phùng

Địa bàn hđ : 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ng nhân thất bại :

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

Ý nghĩa, bài học

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau

Câu 4 : 

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

Câu 6 : 

image

Nhận xét:  về hệ thống chính quyền của Pháp :
          + Chặt chẽ , với tay  xuống tận nông thôn .
          + Kết hợp giữa nhà nước thực dân  và phong kiến .
          + Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt  là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .
          + Tất cả đều  phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .

Câu 7 : 

* Địa chủ phong kiến:

- Một bộ phận địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng tăng thêm.

- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

- Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

* Nông dân:

- Chiếm số lượng đông đảo, cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.

+ Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.

+ Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…

- Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
bảo thy
Xem chi tiết
Allain
Xem chi tiết
Người Dưng(︶^︶)
3 tháng 5 2022 lúc 21:16

tham khảo
 Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Đông Dương với mục đích gì ?
=> Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương nhằm mục đích bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào
=> Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Bình luận (0)
Đào Thj Kim Chi
27 tháng 5 2022 lúc 16:39

hực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương nhằm mục đích bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây raXuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân. + Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. + Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải. + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Bình luận (0)
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:24

4. Vì:

- Thời gian tồn tại lâu nhất.

- Chiến tranh du kích nhưng linh hoạt và đã sử dụng vũ khí hiện đại.

- Địa bàn hoạt động rộng lớn.

- ...

Bình luận (0)
Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:31

Tham khảo

5. 

Mục đích:  nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

 

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

Nhận xét: Những chính sách của Pháp làm cho nhân dân ta cực khổ đến tột cùng.

Bình luận (0)
Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:34

6. Chính sách:

- Duy trì giáo dục phong kiến

- Mở trường học, đưa tiếng Pháp vào chương trình giáo dục bắt buộc ở bậc Trung học.

=>Không khai hóa văn minh cho nước ta.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
15 tháng 4 2022 lúc 20:15

Tham khảo:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với Pháp => Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) để bù đắp thiệt hại của chiến tranh gây ra  và làm giàu cho chính quốc.

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 9 2018 lúc 17:01

Đáp án D
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam. Những giai cấp mới tiếp thu những tư tưởng mới sẽ làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 11 2017 lúc 11:19

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 2 2017 lúc 14:05

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Phạm Minh Chiến
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
24 tháng 3 2022 lúc 15:55

tk:

1.

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy

Thời gian tồn tại dài nhất, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

 

2.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vào những năm 60 của thế kỉ XIX: - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.  

 

4.*

 Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. 

Bình luận (1)
kodo sinichi
24 tháng 3 2022 lúc 16:39

tham khảo

1.

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy

Thời gian tồn tại dài nhất, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

 

2.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vào những năm 60 của thế kỉ XIX: - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.  

 

4.*

 Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. 

Bình luận (0)