Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 10 2018 lúc 2:19

Đáp án D

Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Cụ thể:

- Cứng rắn về nguyên tắc: Ta giữ vững nguyên tắc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Mềm dẻo về sách lược: Tùy vào tình hình thực tế của nước ta và tình hình quốc tế để đưa ra sách lược phù hợp mà vẫn đảm bảo nguyên tắc không đổi nêu trên

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 5 2019 lúc 8:52

Đáp án C

Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vũng nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.

Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 3 2018 lúc 11:42

Đáp án C

Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vũng nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.

Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 6 2018 lúc 16:16

Đáp án A

Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 1 2018 lúc 15:15

Chọn đáp án A.

Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 2 2018 lúc 11:35

Đáp án A

Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 9 2019 lúc 12:28

Đáp án B

Năm 1972 quân dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tiến công chiến lược (1972) và giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại, đặc biệt sau thắng lợi của quân dân miền Bắc ở trận Điện Biên Phủ trên không (1972) Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari, kí kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).

=> Hiệp định Pari chính là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

=> Bài học cho ngoại giao Việt Nam hiện nay: phải kết hợp đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, chính trị,ngoại giao.

Bình luận (0)
Hoàng Văn Minh
Xem chi tiết
Quang Nhân
4 tháng 3 2021 lúc 21:08

Em tham khảo nhé !!

 

Câu 1 : 

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã tạo ra "một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta": chấm dứt sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp tồn tại trong 87 năm (1858-1945) và sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập…Cả dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

     Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa kịp củng cố và phát triển thì chính quyền cách mạng phải đối phó với muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn lạc hậu, ngân quỹ nhà nước trống rỗng, nạn đói, nạn dốt, sự chống phá của các đảng phái phản động… nhưng khó khăn lớn nhất khiến vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó là âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc biệt là của quân Tưởng và thực dân Pháp.

 

     Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù,  tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

 

     Từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với quân Tưởng, chính quyền cách mạng cung cấp 10 ngàn tấn gạo mỗi tháng cho quân đội Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, tạm thời cho phép lưu hành tiền Quan Kim trong phạm vi trao đổi hàng hoá giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thời, dành 1 ghế Phó Chủ tịch nước, 4 ghế Bộ trưởng và 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, tránh mọi xung đột với quân đội Tưởng. Phải nhân nhượng với Tưởng nhưng Đảng ta cũng xác định phải giữ vững 2 nguyên tắc, đó là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.

 

     Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Ngày 28-2-1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.

 

     "Hiệp ước Hoa - Pháp" là một sự chà đạp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam; buộc Đảng và nhân dân ta phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là đánh Pháp ngay từ khi chúng đưa quân ra miền Bắc, hoặc là chủ động hoà hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh  tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

 

     Lựa chọn giải pháp hòa với thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lập trường đàm phán của chúng ta là: "Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta… và sự thống nhất quốc gia của ta".

 

     Chủ trương hòa với thực dân Pháp được tiến hành thông qua việc ký kết bản "Hiệp định sơ bộ" (6-3-1946) và bản "Tạm ước" (14-9-1946) giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp.

 

     Mọi nỗ lực ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bị tư tưởng hiếu chiến của thực dân Pháp phá bỏ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược" đã thể hiện rõ sự thông minh, sáng suốt, tài tình, khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương này được thực hiện thắng lợi không chỉ góp phần to lớn vào việc giữ vững nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đưa dân tộc vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cả nước có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những giai đoạn sau này.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 4 2018 lúc 13:24

Đáp án D

- Đối với Hiệp định Sơ bộ: mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương: Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Đối với Hiệp định Pari (1973): mặc dù cuộc chiến tranh trên bàn đàm phán diễn ra gay go, quyết liệt nhưng ta kiến quyết bảo vệ chủ quyền, đôc lập dân tộc, buộc Mĩ phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.

 

=> Trong công tác ngoại giao hiện nay, mặc dù theo xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp của thế giới bằng biện pháp hòa bình nhưng vẫn không được vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc. Đó là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất trong đấu tranh ngoại giao

Bình luận (0)