Những câu hỏi liên quan
Phạm Đăng Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Ngọc
20 tháng 8 2021 lúc 17:00

Sự nóng lên của Trái Đất khiến băng ở 2 cực bị tan, dẫn đến hiện tượng nước biển dâng lên mỗi năm. Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn bên cạnh sự axit hóa là một trong hai kết quả lâu dài của sự phát triển đất. Xâm nhập mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong sáu đến chín tháng trong một năm lớn hơn lượng mưa. Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông qua hành động của con người như quá trình thủy lợi. Vì tích tụ quá nhiều muối nên mới xảy ra hiện tượng trên.

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Cure Beauty
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Linh
Xem chi tiết
Nahayumi Hana
11 tháng 5 2017 lúc 18:59

Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.

Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.

Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.

 

Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.

Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.

Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.

Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.

Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!

Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...

k mik nha ^^

Bình luận (0)
~Mưa_Rain~
1 tháng 11 2018 lúc 20:00

Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu, và các địa phương, các Bộ, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an cung cấp hồ sơ, chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác điều tra.
Những tưởng rằng, nỗi nhức nhối về biển sẽ khiến người ta thay đổi hành vi của mình khi ra biển trong kỳ nghỉ lễ. Nhưng, dường như một bộ phận không nhỏ du khách và người dân vẫn coi biển cả như… hố rác, và đã “đầu độc” biển trong những hành vi thiếu ý thức của chính mình.

–– ADVERTISEMENT ––


Rác tràn ngập các công viên, đường phố, khu du lịch, và đặc biệt là ở một số bãi biển. Những hình ảnh đó gây sốc thực sự trong dư luận về “dư âm” của những ngày nghỉ lễ.

Tình trạng thường thấy ở các khu du lịch trong những ngày nghỉ lễ 
Bãi biển Diễn Thành (Nghệ An) như một bãi tập kết rác. Rác thải của du khách và bèo tây từ cửa sông Lạch Trường dạt vào khiến một số khu vực thuộc bãi biển Hải Tiến (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa) nhếch nhác. Tại các bãi biển Quất Lâm (Nam Định), Cồn Vành (Thái Bình), Phan Thiết, tình trạng rác thải ô nhiễm bờ biển sau nghỉ lễ khá trầm trọng. Rác thải "bủa vây" nhà thờ đổ Nam Định bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu....
Nhìn cảnh du khách chen chúc trên bờ biển ngập rác ở các bãi mà ai cũng phải rùng mình. Người ta ăn nhậu trên đống rác, tắm táp nô đùa trên bãi rác, kinh khủng thay, đó là bãi rác do chính họ góp phần thải ra.
***
Ai bảo biển cả không bị tổn thương vì rác do chính chúng ta thải ra trong những ngày nghỉ lễ vừa qua?
Biển nhạy cảm lắm. Cá, tôm trên biển cũng thế. Các nhà khoa học thế giới đã chứng minh rằng, số rác thải ra trên các đại dương đã vượt quá số cá đang sinh sống trong lòng nó. Còn tính về khối lượng thì “đến năm 2025, cứ mỗi 3 tấn cá trên các đại dương sẽ có gần 1 tấn rác nhựa”.
Nếu như rác thải hữu cơ gây ô nhiễm, thì rác thải công nghiệp như túi ni lông, thùng xốp… có thể giết chết các loài động vật. Nghiên cứu vừa công bố của Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) cho thấy mỗi năm có khoảng 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc do ăn phải rác nhựa, đồng thời cảnh báo mối nguy hại từ các "đảo rác" hình thành ở các đại dương hay còn được biết đến như “Lục địa thứ bảy".
Ads by AdAsia

Trong biển rác ấy, chúng ta bị cho là đã ném vào một khối lượng không nhỏ. Hồi đầu năm 2016, tờ Global Post dẫn báo cáo của Ocean Conservancy, một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ cho hay, Việt Nam là 1 trong 5 nước châu Á xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới.
****
Sự cố cá chết ven biển miền Trung chắc chắn sẽ sớm được giải quyết triệt để với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền. Nhưng hành vi âm thầm “đầu độc” biển bằng cách xả rác bừa bãi thì vẫn là câu chuyện dài, nếu mỗi người chỉ biết bức xúc về kẻ “đầu độc” giấu mặt, mà không biết nhìn lại hành vi của chính mình.
Nhưng cũng phải ghi nhận “điểm sáng” ở bãi biển Vũng Tàu. Khi kiên quyết cấm ăn nhậu, hàng rong trên bãi biển, thì chúng ta đã có một bãi biển mát lành, dù kín đặc người tắm. Nhưng để làm được điều đó, người ta phải biết hy sinh quyền lợi nhất thời của một nhóm người buôn bán, phải thay đổi thói quen nhậu nhẹt vô lối trên bãi  biển, và nhất là thay đổi thói quen bạ đâu vứt rác đấy. Vũng Tàu đã làm được điều này, cho dù trước kỳ nghỉ lễ, việc giải phóng các hàng quán trên bãi biển cũng chẳng phải dễ dàng gì. Nhưng Vũng Tàu làm được, tại sao các địa phương khác không thể làm?
***
Những ai đi tắm biển đều biết, khi chúng ta ném cái gì ra biển, kể cả chôn xuống dưới cát, thì buổi chiều, sóng biển lại đào lên và biển sẽ ném trả lại cho chúng ta.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 12 2018 lúc 12:40

Chọn đáp án C

Hiện tượng cá chết hàng loạt dọc vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ của nước ta là hiện tượng sảy ra đột ngột vào thời gian gần đây nên không thể do nguyên nhân lâu dài là biến đổi khí hậu hay phá rừng đầu nguồn; mặt khác hiện tượng cát bay, cát chảy cũng không có sức ảnh hưởng mà nguyên nhân trực tiếp là do các nhà máy mới xây dựng ở các tỉnh miền Trung xả thải trực tiếp, không xử lí các chất độc hại trước khi ra môi trường biển làm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống dưới biển.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 1 2017 lúc 2:19

Chọn đáp án C

Hiện tượng cá chết hàng loạt dọc vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ của nước ta là hiện tượng sảy ra đột ngột vào thời gian gần đây nên không thể do nguyên nhân lâu dài là biến đổi khí hậu hay phá rừng đầu nguồn; mặt khác hiện tượng cát bay, cát chảy cũng không có sức ảnh hưởng mà nguyên nhân trực tiếp là do các nhà máy mới xây dựng ở các tỉnh miền Trung xả thải trực tiếp, không xử lí các chất độc hại trước khi ra môi trường biển làm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống dưới biển

Bình luận (0)
Cure Beauty
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2018 lúc 11:25

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.

Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 12 2018 lúc 10:06

Đáp án C.

Tảo nở hoa vô tình gây ngộ độc cho cá.

Mối quan hệ giữa tảo và cá là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Bình luận (0)