Hoạt động của đô thị cổ Thăng Long-Kẻ Chợ và Hội An ở các thế kỉ XVI-XVIII
Ai làm hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 7 đô thị thăng long - kẻ chợ và hội an(thế kỉ xvi-xviii) thì giúp mình về đô thị cổ hội an với
Trải nhiệm sáng tạo Chủ đề: đô thị cổ Thăng Long - kẻ trợ hội an ( thế kỉ XVI-XVIII). Dấu tích còn lại
hoạt động buôn bán ở thăng long-kẻ chợ thế kỉ XVI-XVIII
Bạn có thể lên gg tìm nhé!
Có rất nhiều uế
Học tốt !
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO.
Đô thị cổ Thăng Long - kẻ chợ và hội an.\
Câu 2: Nêu các hoạt động buôn bán của hội an.
Câu 3: Nêu các dấu tích còn lại của hội an.
Qúa trình hình thành phát triển và suy tàn của 2 đô thị cổ Thăng Long- Kẻ Chợ và Hội An trong thế kỉ XVI-XVIII
Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về bản chất, lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, các hoạt động kinh tế xã hội,… Đô thị cổ Hội An chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số vuông, thật nhỏ so với đô thị Gia Định bề thế, chỉ có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, thật mỏng hơn nhiều so với Thăng Long – Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có các quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cảnh hữu tình như cố đô Phú Xuân – Huế, thế mà làm sao vùng đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không những đối với người dân mọi miền đất nướcViệt Nam mà cả đối với các du khách và các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới.
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
Đô thị cổ Hội An là như vậy, một thành phố đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, ngày nay đi giữa phố phường của các khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện nay và trong tâm hồn của mỗi người dân nơi đây.
Để hiểu rõ hơn về đô thị cổ Hội An, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của đô thị này.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
1. Tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến có tác động đến sự hình thành và hưng khởi của đô thị cổ Hội An
Sau các cuộc Phát kiến địa lí (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI) giao lưu thương mại trên thế giới đã phát triển nhanh chóng. Thương nhân Châu Âu đã mở rộng và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động buôn bán với các nước phương Đông, trong đó khu vực Đông Nam Á và Đại Việt cũng là một điểm đến của các thương nhân Châu Âu.
Cùng thời gian này thương nhân các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đẩy mạnh hoạt động buôn bán với các khu vực trong đó có các nước Đông Nam Á. Năm 1576, nhà Minh bãi bỏ hải cấm, cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài. Nhưng vẫn cấm giao dịch với Nhật một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tình hình đó, đã dẫn đến việc Mạc Phủ cấp hộ chiếu cho các thuyền buôn, gọi là “Châu Ấn thuyền” vào năm 1592 để mở rộng quan hệ mậu dịch với các nước Đông Nam Á và những hàng của Trung Quốc ở thị trường này [2; 28], làm cho tình hình buôn bán các nước phương Đông sôi động hẳn lên.
Trước tác động của nền thương mại thế giới, đã hình thành nhiều trung tâm buôn bán bên bờ biển đông nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa với khối lượng lớn.
Bối cảnh thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước bên ngoài phát triển. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị của Đại Việt, trong đó có đô thị Hội An.
2. Với vị trí thuận lợi đô thị cổ Hội An có điều kiện phát triển
Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giàu lâm thổ sản miền Tây. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Nhà buôn người Pháp Pierre Poivre đến Hội An và ghi lại: “Cảng thì sâu, tàu bè được an toàn. Nó rất thuận lợi đối với các thương nhân… Đường vào cảng này không khó đi, đó là một con sông lớn chảy qua tỉnh Chăm và bắt nguồn từ các vùng núi ở Lào” [2; 50-51].
Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong, cũng như của Đại Việt thông thương với thế giới bên ngoài. “Hội An và các cảng kề cận khác đều nằm ở rìa bắc của mạng lưới hàng hải quốc tế và đóng vai trò trung gian giữa vùng biển Đông Á và Trung Hoa…, chúng đóng vai trò trung gian kép giữa vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và Trung Hoa” [2; 29]. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào,… được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây.
Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước. Thương thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia,… và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên qua lại buôn bán.
Với vị trí thuận lợi, Hội An trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một đô thị - thương cảng có tầm cỡ quốc tế.
3. Chính sách phát triển kinh tế ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Có thể khẳng định rằng, kinh tế công - thương nghiệp Đàng Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII – XVIII phát triển một cách mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển này, nhưng chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu là do chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của chính quyền Đàng Trong. Thế kỉ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn một mặt ra sức củng cố chính quyền Đàng Trong mặt khác cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, đề ra những chính sách mở cửa giao lưu buôn bán. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán giữa Đàng Trong với các quốc gia bên ngoài, thu hút một số lượng lớn các thương nhân ở nhiều nước trên các khu vực khác nhau tập trung buôn bán. Sử cũ đã xác nhận về tác dụng của chính sách cai trị cởi mởi của các chúa Nguyễn trong cuối thế kỷ XVII: “Chợ không hai giá, không có chộm cướp. Thuyền buôn các nước đến, nhiều Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [2; 30]. Đây là một tiền đề, một cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển hưng khởi của các đô thị trong đó có đô thị cổ Hội An.
4. Sự phát triển của kinh tế Đàng Trong trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII
Nhờ mở cửa quan hệ buôn bán với nước ngoài mà kinh tế Đàng Trong trong những thế kỷ XVI – XVIII có bước phát triển mạnh mẽ.
Về nông nghiệp, xứ Quảng nằm trong khu vực nhiệt đới ôn hòa và trên một vùng đất đai màu mỡ, nhờ đó mà nông nghiệp sản xuất được quanh năm, cung cấp được các nông sản nhiều về số lượng và tốt về chất lượng; đồng thời, các sản vật lấy từ rừng và biển cũng dồi dào.
Về thủ công nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển mạnh. Đối với sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền, đúc súng ở các nơi. Trong thời gian này, các Chúa Nguyễn đã cho đóng được nhiều loại thuyền lớn chuyên trở được khối khối lượng hàng hóa lớn. Ngành đóng thuyền phát triển là một trong những cơ sở cho nền thương mại biển phát triển. Mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu đóng thuyền, đúc súng, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho thương cảng Hội An thêm nhộn nhịp.
Bên cạnh sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp dân gian cũng rất phát triển, với những nghề nghiệp đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, sành, sứ, kéo tơ, dệt lụa, trạm trổ, làm đá, làm mộc, đúc chuông,… Trong các mặt hàng thủ công nghiệp, tơ lụa và đồ gốm sứ là những mặt hàng nổi tiếng nhất, có giá trị xuất khẩu cao. Giáo sư khảo cổ học Nhật Bản Hasabe Gakuji đã viết: “Các tàu buôn (Nhật Bản) đến Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương liệu và các tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay còn giữ ở Nhật Bản” và “Vào khoảng thế kỷ XVII, trong gia đình các thương gia giàu có và gia đình các phái Trà đạo đều còn giữ các đồ sứ Việt Nam”
Sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, đã cung cấp những mặt hàng đa đạng cho các trung tâm kinh tế, trong đó có đô thị Hội An, là cơ sở quan trong cho sự phát triển của đô thị này.
Bên cạnh sự phát triển của thủ công nghiệp, thế kỉ XVI – XVIII, thương nghiệp của Đàng Trong cũng phát triển nhộn nhịp và rộng khắp, cả nội thương và ngoại thương.
Trước hết, là sự phát trển của hệ thống chợ, tạo điều kiện cho việc trao đổi buôn bán giữa các vùng miền được dễ dàng và trở nên tấp nập hơn. Mặt khác, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn so với những thế kỉ trước. Bên cạnh các thương nhân Châu Á quen thuộc còn có sự xuất hiện của các thương nhân Nhật Bản và Phương Tây, mặc dù chưa nhiều, chưa đều đặn và liên tục, nhưng đã đánh dấu thời kì Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế.
Trên dọc bờ biển của Đàng Trong trong giai đoạn này có hàng trục bến cảng vệ tinh cho Hội An hoạt động tích cực như Thanh Hà (thuộc Thuận Hóa), Cửa Hàn, Kỳ Hà, Tân Châu, Đề Gi, Hàm Thủy (Nước Mặn),… đã đóng góp nguồn hàng đa dạng cho cảng thị Hội An để xuất khẩu ra nước ngoài hay bán ra cho Đàng Ngoài hoặc để lưu thông trong nội bộ Đàng Trong
Sự đa dạng của các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp và sự phát triển của thương mại là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.
5. Tiền đề lịch sử cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An
Vùng đất Thuận Quảng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn. Đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, từ thế kỷ II đến đến thế kỷ XV, dải đất miền trung Việt Nam là lãnh thổ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Champa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Champa, chiếm kinh đô Vijaya. Vua Lê lấy đất Vijaya nhập vào Chiêm Động, Cổ Lũy, lập một đạo mới gọi là đạo Quảng Nam [8; 133]. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó.
Năm 1985, trong Hội thảo Khoa học về Hội An lần thứ nhất, GS Trần Quốc Vượng cho rằng đã có một Chiêm cảng thời đại Champa là thời đại vàng son thứ nhất của Hội An. Vấn đề này được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1990, đã xác định có một Lâm Ấp phố nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn [2; 44]. Những dấu tích đền tháp Chăm còn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh.
Đô thị cổ Hội An nằm ở Hạ Lưu sông Thu Bồn, nơi đây đã từng là một Lâm Ấp phố với cảng biển Đại Chiêm của vương quốc cổ Champa. Như thế, ta có thể khẳng định tiền thân của Hội An là cảng Đại Chiêm – thương cảng quan trọng của Champa.
Yếu tố lịch sử là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.
hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 7 đô thị thăng long - kẻ chợ và hội an(thế kỉ xvi-xviii)
mong các bạn làm bài giảng giúp mình!
.Bài này gửi lên hoc24 ko đc. gmail mình đây: ngocbaole0103@gmail.com
.Mình có làm rồi, bạn cho mình xin gmail rồi mình gửi qua cho...
Các thành thị lớn của nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII là
A . Hội An , Vân Đồn , Chi Lăng .
B. Thăng Long , Vân Đồn , Hội An .
C. Thăng Long , Phố Hiến , Hội An .
D. Thăng Long , Phố Hiến , Văn Đồn .
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Đô thị cổ Thăng Long-Kẻ chợ và Hội An
Câu 1:Nêu các hoạt động buôn bán của Thăng Long-Kẻ chợ Hội An
Câu 2:Nêu các dấu tích còn lại?
Câu 3:Nêu bảo vệ di tích?
Câu 4: Nêu quá trình phát triển?
(Mong mn giúp mk ạ)
Tìm hiểu sơ đồ tư duy về đô thị cổ Thăng Long, Hội An thế kỉ XVI-XVIII
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.
Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.
Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”
Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.
Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.
Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong)