Những câu hỏi liên quan
Mai Đức Hùng
Xem chi tiết
zero
15 tháng 4 2022 lúc 14:40

refer

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

Bình luận (0)
⭐Hannie⭐
15 tháng 4 2022 lúc 14:40

Ca Huế trên sông Hương Ɩà một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch ѵà tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ”Ca Huế trên sông Hương”,chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,…;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;….Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa Ɩà ca Huế đc tổ chức ѵào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,….Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế Ɩà đến với một nét vhóa đặc trưng c̠ủa̠ riêng Huế .Vì ѵậყ ca Huế cần đc giữ gìn ѵà phát huy.

Bình luận (1)
MyungDae
Xem chi tiết
Khánh Vi Bùi
25 tháng 4 2021 lúc 20:54

 Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

Bình luận (1)
Ngô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 11 2021 lúc 10:04

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là(Trợ từ) một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng(Câu bị động). Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

Bình luận (1)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 20:15

Em tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Tôi được mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Tuy con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Câu bị động + QHT: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Dương Anh Dũng
Xem chi tiết
trinh dat
Xem chi tiết
Bùi Phương Linh
Xem chi tiết
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 19:12

 Chị Dậu là một người phụ nữ của gia đình, chị hết mực yêu thương chồng con và có trong mình sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị hêt mực yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Ngay khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt  lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Chị da bị bọn cai lệ đánh khi van xin cho chông. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Chị chính là người phụ nữ tiêu biểu cho đức tính của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Bình luận (0)
Vũ Thị Bạch Liên
7 tháng 11 2021 lúc 23:17

Đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn là bức tranh chân thực và sống động về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ yêu chồng, thương con và hết lòng vì gia đình. Cuộc sống nghèo khổ, vì sưu thuế mà chị Dậu phải bán đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng của mình, vậy mà cái đói vẫn cứ đeo bám lấy chị khi mà nhà chị phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chết. Anh Dậu bị trói và đánh đến độ “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, người nhà lí trưởng lại định đưa anh ra đình chịu trận. Thấy chồng trong thế hiểm nguy, chị van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha. Van xin không được, chị đành phải kháng cự: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Từ “cháu” – bề dưới chuyển sang xưng “tôi” – ngang hàng đã cho thấy sự kiên quyết của chị sau nhiều lần nhẫn nhịn, chịu đựng. Con giun xéo lắm cũng quằn, khi bị dồn vào thế chân tường, chị quyết dùng hành động để chống trả bọn cai lệ và lí trưởng. Chịu một cái tát giáng vào mặt, chị càng vùng dậy mạnh mẽ, quyết liệt, thách thức bọn cường hào quan lại: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Khi người nhà lí trưởng giơ gậy chực đánh, chị “nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không”. Ban đầu, chỉ là lời van xin yếu ớt, sau là giọng nói đe dọa, tiếp đến là sự chống trả quyết liệt: “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”. Từ một người phụ nữ hiền lành, yếu ớt, vì chồng, chị sẵn sàng đứng dậy chống trả khi bị dồn nén đến đường cùng: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”. Tức nước ắt bờ cũng sẽ có lúc phải vỡ – đó là quy luật của cuộc sống. Hành động bộc phát của chị Dậu đại diện cho sức mạnh chưa được khai phá ở người nông dân bị áp bức. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có sự lãnh đạo của Đảng để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của ngường nông dân nói riêng và những con người bị chế độ thực dân đàn áp nói chung.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Trần
Xem chi tiết
Thanh Thủy Nguyễn
Xem chi tiết