Đọc các câu sau và xác định vai xã hội của người nói của người nói :
a. Mời bà qua xơi chén nước chè xanh !
b. Em chào thầy ạ !
c. Mẹ có mệt lắm không ạ !
d. Ngày mai, bọn mình đi siêu thị nhé !
e. Bạn học ở trường nào ?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MỘT NGƯỜI THẦY!
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:
-Thầy có nhớ em không ạ?
Thầy giáo nói:
- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.
Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.
Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.
Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.
Người thầy đáp:
-Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt!
Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.
Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Tâm trạng của người học trò diễn ra như thế nào trong quá trình người thầy tìm đồng hồ?
Câu 3: Vì sao người thầy lại nhắm mắt khi tìm chiếc đồng hồ cho học sinh bị mất?
Câu 4: Viết một đoạn văn (7-9 dòng) về ý nghĩ gợi ra từ văn bản
Câu 1 : PTBĐ : Tự sự
Câu 2 : Tâm trạng người học trò diễn ra lo sợ, hồi hộp vì nghĩ rằng mình sẽ bị phát giác việc lấy trộm trong lúc người thầy tìm đồng hồ.
Câu 3 : Vì người thầy nghĩ rằng việc lấy cắp chỉ là hành động nhất thời bồng bột, thầy không muốn lưu lại việc đó như một vết nhơ trong trí nhớ của những người học sinh và tin rằng, họ sẽ tự biết sửa đổi để trở thành những con người tốt hơn.
Câu 4 : Đoạn văn gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về người thầy, đặc biệt là cách giáo dục hướng thiện mà thầy luôn hướng tới. Trong câu chuyện chứa đựng tính nhân văn, vị tha, người thầy giáo dù biết cậu học trò phạm lỗi nhưng sẵn sàng khoan dung, tha thứ. Chính nền tảng hướng thiện đó có vai trò rất lớn nâng đỡ góp phần hình thành nhân cách của người học trò sau này. Chúng ta càng đồng ý với việc giáo dục chính là hướng thiện chứ không phải sự trừng phạt, mỗi thầy cô giáo phải biết vun đắp chứ không đơn thuần là "triệt hạ". Và cũng phần nào học tập được đức tính hối lỗi, ngay thẳng và sửa chữa sai lầm của mình từ người học trò.
Đoạn văn mình viết hơi mông lung vì chưa xác định được trọng tâm cho lắm nha :v
Ghi dấu x vào ☐ trước lời chào không đúng:
a) Em chào bố mẹ để đi học.
☐ Con chào bố mẹ ạ.
☐ Bố mẹ ạ.
☐ Con chào bố mẹ, con đi học ạ.
b) Em chào thầy, cô khi đến trường.
☐ Em chào (thầy) cô ạ
☐ Con chào thầy (cô) ạ.
☐ Thầy (cô) !
c) Em chào bạn khi gặp nhau ở trường.
☐ Chào bạn.
☐ Ê!
☐ Bạn đến lâu chưa?
Gợi ý: Chào người lớn với thái độ lễ phép, chào bạn bè với thái độ nhã nhặn và lịch sự. Tránh trường hợp nói lời chào cộc lốc, thiếu lịch sự.
Trả lời:
Các lời chào không đúng là:
a) Em chào bố mẹ để đi học.
⇒ Bố mẹ ạ.
b) Em chào thầy, cô khi đến trường.
⇒ Thầy (cô) !
c) Em chào bạn khi gặp nhau ở trường.
⇒ Ê !
NGƯỜI MỸ DẠY BÀI HỌC "CÔ BÉ LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO" 🎈
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm !
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗ
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế ?
HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ !
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.i lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?
HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella không biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ !
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?
HS: Đúng ạ, đúng ạ !
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi ! Các em thật giỏi quá ! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem ! Các em có tin như thế không ?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
_St_
câu chuyện "các em giỏi lắm!" trong cuốn " tôn sư trọng đạo" những bài học làm ng
1) TẠO CÂU PHỦ ĐỊNH BÁC BỎ TỪ NHỮNG CÂU SAU
a) Trời mưa
b) Ngày mai trận chung kết sẽ diễn ra
c) Trên tường có tranh
d) Mình đã xem rồi bài toán khó quá
e) Tất cả lớp đã ra tập thể dục rồi
2) Xác định các câu dưới đây thuộc hành động nói nào: hỏi, trình bày, đánh giá, điều khiển,
a) Con ngoan quá! Mai mẹ sẽ mua truyện cổ tích cho con
b) Đây là một bộ phim hình sự rất độc đáo vì cốt truyện của nó không ai đoán được
c) Cháu chào bác ạ! Bác ơi, bạn Hương có nhà không Bác?
d) Không phải nói nhiều như thế! Anh đưa giấy tờ cho tôi xem!
e) Bạn thông cảm cho tớ. Cả ngày hôm qua tớ phải giúp mẹ làm việc ở ngoài đồng nên không kịp làm xong việc cậu nhờ
1 a) Trời không mưa
b) Ngày mai trận chung kết sẽ không diễn ra
c) Trên tường không có tranh
d) Mình đã xem rồi bài toán chẳng khó tẹo nào
e) Một số bạn vẫn ở trong lớp, không chịu ra tập thể dục
2 a) Đánh giá và trình bày
b) Đánh giá
c) Hỏi (câu đầu không có từ để hỏi nhưng lại mang ý nghĩa chào hỏi nên mình liệt kê vào hỏi luôn)
d) Điều khiển
d) Điều khiển và trình bày.
Chúc bạn học tốt.
a) Hôm nay trời ko mưa.
c) Trên tường ko có tranh
b) Ngày mai trận chung kết sẽ ko diễn ra.
e) Tất cả lớp mìh chưa tập thể dục .
2)
a) đánh giá
b)trình bày
c) hỏi
d)điều khiển
e) điều khiển
Trong các câu văn sau những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ
a,Cháu chào bác ạ
b,Cháu mời ông bà xơi cơm
c,Anh cho em hỏi bài toán này nhé!
a) Cháu
b) Cháu
c) Anh
Trong các câu văn sau những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ
a,Cháu chào bác ạ
b,Cháu mời ông bà xơi cơm
c,Anh cho em hỏi bài toán này nhé! em or a
hc tốt
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao?
a) Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?..
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười mhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
b) – Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng
"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang
→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
- Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
- Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
- Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
- Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm !
- Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác.
Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).
Bây giờ thầy hỏi một câu khác.
- Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !
- (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
- Vì sao thế ?
- Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
- Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt.
Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình.
Các em hiểu chưa?
Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?
- Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
- Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
- Đúng ạ !
- Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
- Không ạ
- Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè.
Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?
- Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
- Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả.
Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?
- Chính là Cinderella ạ.
- Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella không biết tự thương yêu chính mình.
Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được.
Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?
- Phải biết yêu chính mình ạ !
- Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình.
Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội.
Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội.
Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có.
Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?
- Đúng ạ, đúng ạ !
- Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?
- Học sinh (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
- Trời ơi ! Các em thật giỏi quá ! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ.
Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả.
Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem !
Các em có tin như thế không ?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
Sưu tầm
P.s: Ước gì giờ văn ở Việt Nam cũng như thế nhỉ, nếu như vậy thì giờ văn sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với nhiều học sinh .
đọc nhiều chuyện của các bạn , hôm nay mình cũng xin góp một chuyện để mọi người cùng nghe .câu chuyện có thật 100%
câu chuyện cách đây 2 năm , khi ấy dì mình đi biển bắt ốc , vạng , sò … nói chung là liên quan đến biển .dì đi cùng 2 người nữa , đến chỗ nước cạn dì và 2 người ấy xuống đẩy bè .bổng dì nhìn thấy 1 cái xác người trôi trên sông, cũng như những người đi biển khác gặp xác người dì khấn ” T với M gặp nhau nhưng T không giúp được M , Mày quay đầu về TQ đi để ai thấy thì Chôn cất M được đàng hoàng ,M sống Khôn Thác Thiêng đừng đi theo chọc phá T ” bỗng cái xác xoay mấy vòng tròn rồi trôi về bờ bên kia .sau đó về dì mình bị ốm liệt giường mấy tháng liền , đi bệnh viện khám thì không có bệnh gì . dì nằm viện mất 3 lần nhưng vẫn khám ra bệnh ji họ chỉ cho truyền nước rồi lại cho về .chỉ sau 4 tháng trời người dì chỉ còn da bọc xương , ai nhìn thấy cũng xót xa . hôm đấy mình và đứa em dâu đi xuống thăm dì , dì nằm quay mặt vào tường , thấy các cháu xuống chơi dì cũng ra ghế ngồi để nói chuyện .dì nói chuyện rất bình thường nhưng chỉ nhắc đến cái chết khiến mình và đứa em trách dì nghĩ linh tinh . ”
Dì thương các em lắm , 3 đứa đi học dì lại ốm đau thế này ghánh nặng lại đổ lên vai chú , giá như dì chết đi có phải tốt hơn không , dì mất ngủ 1 tuần rồi nếu mà cứ tiếp tục như này chắc 3 hôm nữa dì chết thôi ” mình quay lại trách dì ” dì đừng nói thế dì phải cố gắng sống để mà còn nuôi các em chứ , dì mà nghĩ nhiều thế này lại càng ốm nặng hơn lúc đấy lại khổ các em ” … câu chuyện sẽ chẳng có ji nếu như mình chịu nghe dì , chịu tin những ji dì nói có lẽ mọi chuyện đã không tồi tệ đến như vậy rồi .2 hôm sau dì lên nhà mình chơi , dì nói H ơi dì bị nhiệt miệng cháu có thuốc nào không ? ” không dì ak tí cháu hỏi cái N xem nó có không ” nói đến đấy 2 vợ chồng thằng em mình cũng vừa xuống đến nhà .thằng D em trai mình chạy đi mua nước diếp cá về cho dì uống còn đứa em dâu lấy thuốc bôi cho di .dì nằm ngay giường nó còn nhổ tóc sâu cho dì nữa ,mình nấu cơm cho dì ăn nhưng dì chỉ ăn cơm không , gắp thức ăn cho dì nhưng dì không ăn ,ăn được một lúc dì kêu mệt lại vào giường mình nằm ,kỳ lạ thay dì chỉ nằm quay mặt vào tường , tưởng dì mệt nên bọn mình để yên cho dì ngủ . đến 3h chiều dì nói mình đưa dì về , mình chở dì đi được khoảng 300m đến đoan vòng mình quay lại thì ôi cha mẹ ơi từ lúc cha sinh mẹ để đến giờ chưa bao giờ mình nhìn thấy ai ngồi sau xe mà lại nghiêng người theo góc 40• mà không bị ngã , cứ như người đang nằm ngủ vậy .tim mình như muốn bay ra ngoài .sợ quá quay đầu về nhà mình may sao gặp anh A gần nhà dì nên kêu anh ấy đưa dì về hộ .về đến nhà mình sơ quá kể cho mấy người nghe ,cái bà xem bói gần nhà mình bà ấy nói ” thế là bị ma nhập rồi đấy , bị nó bắt mất 4 vía rồi , nhanh nhanh mà gọi thầy cao tay người ta giúp cho ” mình định để sáng hôm sau xuống đưa dì đi nhưng ….
tối đó ở nhà dì , đung hơn là nhà bên cạnh . dì cả tối ngồi mân mê sợi dây , bổng quay qua nói với bá của mình ” chị ơi em còn ít tiền chị cầm hộ em để đóng học cho cháu em sợ em quên ” bá mình cầm tiền xong rồi đi ngủ vì sáng hôm sau phải dậy đi dạy học sơm .nói là đi ngủ thôi nhưng nào có ngủ được đâu vì lúc tối mình gọi điện thoại nói cho bá nghe mọi chuyện rồi .dì thì vẫn cứ quay vào tường ” chị ơi em khó ngủ lắm hay chị về nhà ngủ đi mai còn đi làm ” bá mình không chịu dì cũng không nói dì thêm nữa lại quay mặt vào tường .đến khoảng hơn 1h sáng trời bắt đầu mưa bá dậy đi wc lúc sau quay lên thì đã không thấy dì đâu , bá gọi mọi người đi tìm cũng không thấy .đến gần 3h sáng có người phát hiện dì mình treo cổ ở cây bòng sau nhà .bà ấy sợ quá thét lên mọi người chạy lại thì đúng là dì mình , dì treo cổ tự tử ! nói là tự tử nhưng ai có thể giải thích giúp mình xem 1 người treo cổ chân chạm đất cổ không một vết dây thì thử hỏi có chết được không ? sau đám tang của dì mình mọi người có đi xem bói , bà ấy bảo là do cái thằng TQ kia nó bắt đi làm vợ nó , dì mình là chết oan . gọi dí về dì xin về ngoại k muốn ở nội vì theo dì nói jio nó ở đấy dì mà về là nó lại bắt dì đi , nó đánh dì đau lắm ,dì sợ .câu chuyện của mình là sự thật k hề bịa đặt nên mọi người đừng ai ném đá nhé . mọi người thấy hay thì lần sau mình sẽ kể tiếp về chuyện ma ở đồi chè
trên hỏi đáp của bingbe toàn có truyện của bn đó.
I . TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : C
Câu 2 : D
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 : A
Câu 6 : B
Câu 7 : A
Câu 8 : D
Câu 9 : C
Câu 10 : B
II . TỰ LUẬN
Câu 1 : Chiếc tay nải
Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh
Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .
Bài làm :
Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn