Những câu hỏi liên quan
Khổng Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
6 tháng 1 2022 lúc 10:14

Mn giúp em vs ạ. Em cảm ơn mn nhiều !

Bình luận (0)
Huỳnh Lê Bảo Ngân
Xem chi tiết
Loannneetrk
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
25 tháng 10 2021 lúc 15:26

Quân là một người bạn học cùng em từ hồi cấp 1. Từ bé, Quân đã bị cắt đi một chân. Nhiều bạn thường gọi bạn ấy bằng Quân cụt để giễu cợt. Quân buồn và đôi khi còn phải khóc vì sự trêu đùa quá đáng của các bạn. Một thời gian, Quân sống cô lập và tránh xa các bạn, có những hôm Quân bỏ học không dám đến trường. Nhưng sau đó, nhờ sự động viên của cô và các bạn, Quân đã hòa nhập lại. Quân không còn nhút nhát, sợ sệt nữa, thay vào đó Quân đã thay đổi thành một người mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, bạn ấy cố gắng học tập và luôn là học sinh chăm ngoan học giỏi nhất nhì lớp. Ai cũng nể phục Quân và không còn dám trêu Quân với các biệt danh khó nghe nữa.

Bình luận (0)
Mai Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 16:02

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Bình luận (0)
Trần Mai Ngân
Xem chi tiết
Hà Hoàng
13 tháng 5 2022 lúc 20:14

Sẽ là gì 

 

Bình luận (0)
Đỗ Tuấn Phong
13 tháng 5 2022 lúc 20:19

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

Bình luận (0)
Đỗ Tuấn Phong
13 tháng 5 2022 lúc 20:19

tham khảo nhé HT

Bình luận (0)
Huỳnh Lê Bảo Ngân
Xem chi tiết
chuche
3 tháng 12 2021 lúc 18:46

Ko cop mạng thì tự làm 

Hoặc Tham Khảo:

 

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Bình luận (5)
7A11_38_ LÊ MÌNH TẤN
16 tháng 12 2021 lúc 20:39

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

 

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Bình luận (0)
Dũng Bùi Trung
Xem chi tiết
Trần Đình Hoàng Quân
18 tháng 8 2023 lúc 8:23

“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
tthinh12
18 tháng 8 2023 lúc 9:19

(Trần Đình Hoàng Quân)10 điểm.

Bình luận (0)
Đào Trí Bình
18 tháng 8 2023 lúc 10:42

dài lắm

Bình luận (0)
Nghiêm Trần Hạ Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 21:10

Em tham khảo:

     Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Bình luận (1)
Dat Do
30 tháng 11 2022 lúc 19:38

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

 

 

Bình luận (0)