Phân tích bản số liệu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước đông nam á
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010,
b) Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 204306 111378 = 1 , 35 đvbk
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào (dẫn chứng).
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a (dẫn chứng).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin giảm (dẫn chứng).
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong giai đoạn 1990 - 2010.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bản kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 38486 21581 = 1 , 34 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của CHND Trung Hoa tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan giảm (dẫn chứng).
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á giai đoạn 1990 - 2010.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1990 , r 2010 )
r 2010 = 1 , 0 đvbk
r 1990 = 216545 215708 = 1 , 0 đvbk
- Vẽ
Biểu để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (88,5%), tiếp đến là Nhật Bản (6,1%), sau đó là Hàn Quốc (3,6%), Đài Loan (1,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (0,8%).
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (91,4%), tiếp đến là Nhật Bản (3,9%), sau đó là Hàn Quốc (2,9%), CHDCND Triều Tiên (1,1%) và có tỉ trọng thấp nhất là Đài Loan (0,7%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa tăng từ 88,5% (năm 1990) lên 91,4% (năm 2010), tăng 2,9%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Nhật Bản giảm từ 6,1% (năm 1990) xuống còn 3,9% (năm 2010), giảm 2,2%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHDCND Triều Tiên tăng từ 0,8% (năm 1990) lên 1,1% (năm 2010), tăng 0,3%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Hàn Quốc giảm từ 3,6% (năm 1990) xuống còn 2,9% (năm 2010), giảm 0,7%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Đài Loan giảm từ 1,0% (năm 1990) xuống còn 0,7%
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng
A. Từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế nông nghiêp và công nghiệp
B. Từ nền kinh tế công nghiêp sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ
C. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
D. Từ nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ
Đáp án C
Từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng
A. Từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế nông nghiêp và công nghiệp.
B. Từ nền kinh tế công nghiêp sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ.
C. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
D. Từ nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng
A. từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp
B. từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ
C. từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
D. từ nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ
Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III
B. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
D. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III
Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực III (sgk Địa lí 11 trang 102)
=> Chọn đáp án C
Tại sao cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam á có sự chuyển dịch theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ?
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
B. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
C. tăng tỉ trọng khu vực I và III, giảm tỉ trọng khu vực II
D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
Đáp án D
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III