๖ۣۜƝƘ☆xu cuтᴇ❤ʚɞ
       Một hôm Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gẩy. Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hờ hững của công chúa và sự độc ác của Lý Thông. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa đã cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người vào cung. Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém trăn tinh, từ chuyệ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
pongg
Xem chi tiết
Lý Võ Thanh Trúc
Xem chi tiết
keditheoanhsang
22 tháng 10 2023 lúc 8:30

Trong câu văn "Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của Vua Thủy Tề cho ra gảy", trạng từ "Một hôm" được sử dụng để chỉ thời gian xảy ra sự việc. Nó giúp tạo ra một bối cảnh thời gian cụ thể cho câu chuyện.

Về câu hỏi thứ hai, việc tha tội cho mẹ con Lí Thông hay không là một quyết định của mỗi người. Tuy nhiên, trong truyện, Thạch Sanh đã tha tội cho họ nhiều lần dù bị hãm hại. Điều này có thể cho thấy lòng nhân từ và sự khoan dung của Thạch Sanh.

Về câu hỏi thứ ba, để đánh giá về kết thúc của truyện cổ tích "Em bé thông minh", em cần đọc và hiểu kỹ nội dung của truyện. Sau đó, em có thể chia sẻ ý kiến của mình về cách kết thúc của truyện, liệu nó có hợp lý và thỏa đáng với diễn biến câu chuyện hay không.

Bình luận (0)
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
thanh
24 tháng 11 2016 lúc 21:54

Ôi trời bây giờ , mình mới hiểu hết âm mưu bụng dạ của tên Lý Thông ấy , tất cả là do hắn lừa mình , mình thật ngu ngốc .Việc mình đi canh miếu thờ chỉ để thay mạng cho hắn .Còn việc hắn bảo mình đi xa để tránh khỏi tội chết vì chém chằn tinh vua nuôi để cướp công , cưới công chúa thôi .

Tệ nhất là việc Lý Thông hại mình khi cứu công chúa dưới hang sâu .Sao nỡ hắn nhốt mình dưới hang để lại một mình . Cũng may mình gặp được Thái tử , tặng mình cây đàn làm bạn .

Tâm địa Lý Thông đã quá rõ ràng rồi . Còn công chúa thì sao ? Sao nàng ko nói lên sự thật ? Chẳng lẽ tên Lý Thông kia cũng đã đầu độc nàng rồi ư . Mình lo quá.

Thôi mình còn cây đàn này , đánh thử xem :

 

Đàn kêu tính tịch tình tang

Ai đem công chúa dưới hang trở về

Đàn kêu thấu đến cung phi

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa...

 

Liệu mình còn gặp được công chúa ko đây ...

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
22 tháng 12 2017 lúc 12:59

Ôi trời bây giờ , mình mới hiểu hết âm mưu bụng dạ của tên Lý Thông ấy , tất cả là do hắn lừa mình , mình thật ngu ngốc .Việc mình đi canh miếu thờ chỉ để thay mạng cho hắn .Còn việc hắn bảo mình đi xa để tránh khỏi tội chết vì chém chằn tinh vua nuôi để cướp công , cưới công chúa thôi .

Tệ nhất là việc Lý Thông hại mình khi cứu công chúa dưới hang sâu .Sao nỡ hắn nhốt mình dưới hang để lại một mình . Cũng may mình gặp được Thái tử , tặng mình cây đàn làm bạn .

Tâm địa Lý Thông đã quá rõ ràng rồi . Còn công chúa thì sao ? Sao nàng ko nói lên sự thật ? Chẳng lẽ tên Lý Thông kia cũng đã đầu độc nàng rồi ư . Mình lo quá.

Thôi mình còn cây đàn này , đánh thử xem :

 

Đàn kêu tính tịch tình tang

Ai đem công chúa dưới hang trở về

Đàn kêu thấu đến cung phi

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa...

 

Liệu mình còn gặp được công chúa ko đây ...

Bình luận (0)
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
NGUYỄN BÍCH HẢI
Xem chi tiết
Ánh Tuyết
Xem chi tiết
văn tài
30 tháng 10 2016 lúc 9:33

- Trời ơi!con có tội tình gì mà con lại bị giam thế này?

Tôi thẩn thơ nhìn ra ngoài cửa sổ.Nghĩ lại chuyện bị ông Lí Thông lừa,tôi càng tức.Bỗng dưng trong đầu tôi có tiếng nói:

- Cây đàn,cây đàn!

Tôi liền nhớ lại cây đàn mà vua Thủy Tề ban tặng,liền lấy ra gảy.

Khi tôi cất cây đàn thì lập tức ,có người tới nói vua muốn gặp tôi.Tôi không biết chuyện gì ,liền đi theo.

Vua nói:

- Ta cảm ơn ngươi đã cho con gái ta khỏi bệnh.

Tôi không biết gì,liền hỏi:

- Tâu bệ hạ,bệ hạ có nhầm không?thần có làm gì đâu?

- Ngươi không biết gì à?chính tiếng đàn của ngươi đã cứu con gái ta,vua nói.

Trong đầu tôi cũng mừng cho công chúa.Đúng rồi!nhân lúc này mình phải kể hết mọi việc cho vua nghe.

Thế là tôi kể mọi việc cho vua nghe về việc bị Lí Thông lừa.Vua tức giận:

Người đâu,bắt giam 2 mẹ con Lí Thông cho ta!

Khi đã tóm được họ,vua liền cho tôi xét xử.Tôi liền thả họ đi cho họ làm lại từ đầu.

Vài ngày sau,tôi nghe tin bà con nói:

- Mọi người biết tin gì chưa,mẹ con Lí Thông bị sét ***** đấy!

Tôi nghe cũng thấy buồn cho họ.......

Mình viết tới đây thôihaha

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
30 tháng 10 2016 lúc 10:05
Ngồi trong ngục tối, Thạch Sanh buồn quá, mang đàn ra gảy. Tiếng đàn của chàng vang vọng đến tận hoàng cung, công chúa nghe được liền cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gặp người gảy đàn. Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Thạch Sanh kể lại đầu đuôi câu chuyện, từ việc kết nghĩa anh em với Lí Thông đến việc chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa… đến việc bị bắt oan vào ngục. Vua ra lệnh bắt hai mẹ con Lí Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết, tha cho chúng về quê sinh sống. Nhưng về đến giữa đường, mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới thật linh đình, tưng bừng nhất kinh thành. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ họp thành một đội binh của mười tám nước sang vây đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn trước quân giặc rồi gảy đàn. Tiếng đàn thần diệu của chàng vừa cất lên thì quân lính của mười tám nước chư hầu bủn rủn tay chân, không còn tâm trí gì nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử của mười tám nước xin đầu hàng. Thạch Sanh mời họ dùng một bữa cơm trước khi lên đường trở về nước. Chàng mang ra một cái niêu cơm bé xíu, hàng vạn tướng lĩnh và quân sĩ thấy thế khinh thường, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà cũng chẳng hết niêu cơm. Kì lạ thay, niêu cơm cứ hết rồi lại đầy. Họ rất khâm phục, cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.
Vua không có con trai nên về sau nhường ngôi cho chàng. Vợ chồng Thạch Sanh sống rất hạnh phúc.  
Bình luận (0)
hoa vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Lam Giang
10 tháng 12 2018 lúc 21:58

bn thi học kì hay 1 tiết

Bình luận (0)
trần ngọc minh anh
10 tháng 12 2018 lúc 22:03

sai rồi bạn ạ ý nghĩa ko phải như vậy đâu bạn nnhé

Bình luận (0)
thi do nga
10 tháng 12 2018 lúc 22:28

Không phải đâu bạn ơi!

Cây đàn khi ở với Thạch Sanh thì bạn nói về mặt nội dung là đúng còn khi cây đàn ở trong tay vừa Thủy tế nó vẫn có ý nghĩa là nó là một vật hiếm, quý có giá trị nhiều hơn cả của cải . Thủy tề là người bảo vệ nó khỏi cái ác độc và Thủy tế cũng là người trao cây đàn cho người tốt bụng , luôn hướng về mặt chính nghĩa như Thạch Sanh

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
24 tháng 9 2018 lúc 9:51

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

Bình luận (0)
Kiệt Nguyễn
14 tháng 2 2019 lúc 10:32

1.

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Bình luận (0)
Vũ Thị Ngọc Doan
Xem chi tiết
Bùi Lâm Vũ
5 tháng 11 2023 lúc 19:22

chỉ vui vẻ th=)

 

Bình luận (0)