Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


pongg

giúp với ạ

ĐỀ SỐ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

“Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mản tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.

[...]

Chim lấy đà mãi mới cất cánh nổi. Trời đã về chiều, chim còn đang bay phía trên biển cả thì bỗng nổi cơn gió mạnh. Mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống. Tay nải vàng thốt nhiên bị gió bật mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh đâm bổ xuống biển.

Trong chớp mắt, người anh đã bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh, chim lại vùng lên bay về núi về rừng.

(Ngữ văn 6 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: “Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.”

Câu 4: Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì?

pongg

giúp với ạ

Đề số 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Nhưng ngày sung sướng nhất của vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

     Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim lớn đang ăn khế chín.  Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hàng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!

Chim nói:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Nói đi nói lại ba lần, chim mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng nghe lời chim may túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang.

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 4. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo có trong đoạn trích?

Câu 5: Bài học em rút ra cho bản thân từ đoạn trích trên?

pongg

giúp với ạ

ĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giân. Họ hội họp binh lính của mười tám nước lại kéo nhau sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ ra về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

       Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.

                                                      (Theo Bùi Mạnh Nhị, sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2- Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu 1 . Nêu xuất xứ của đoạn văn bản trên.

Câu 2 . Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 . Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì có trong đoạn trích

Câu 5. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

pongg

lm giúp mik với ạ

...Thạch Sanh xin cho mình được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây dài buộc vào lưng chàng rồi dòng xuống. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh xuất hiện nó cũng đã vùng ngay dậy được, vung cánh chĩa vuốt, lao vào kẻ thù mạnh như một cơn bão lớn. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt đại bàng, rồi vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu đại bàng. Sau khi giết được chim dữ, Thạch Sanh lấy dây buộc vào người công chúa rồi ra hiệu cho quân Lý Thông kéo lên trước. Sau khi đưa được công chúa lên tới mặt đất, Lý Thông liền ra lệnh cho quân sĩ vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh đi sâu vào hang, để tìm lối ra khác. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thủy Tề. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu Thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi thủy phủ..

                        (SGK Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 28)

Câu 1. Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 3. Hiệu quả của BPTT so sánh trong câu văn:

Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh xuất hiện nó cũng đã vùng ngay dậy được, vung cánh chĩa vuốt, lao vào kẻ thù mạnh như một cơn bão lớn.

pongg

giúp mik với ạ

   ...Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hờ hững của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

        Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém trăn tinh, từ chuyện giết đại bàng, cứu công chúa đến chuyện bị lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất của hoàng cung. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

                        (SGK Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 28,29)

Câu 1. Nêu xuất xứ của đoạn trích trên.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 3. Chỉ ra chi tiết kì ảo có trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó.

Câu 4. Qua đọan trích trên em rút ra cho mình những bài học gì?