Thuyết minh về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Thuyết minh về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết
tham khảo
Các bước làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)
Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài
Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)
Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
Sự vật, hiện tượng nào trong đời sống xã hội được nêu để thuyết minh? Thực chất của sự vật, hiện tượng ấy là gì?
Hiện tượng miệt thị ngoại hình được nói đến trong văn bản thuyết minh. Thực chất hiện tượng ấy đang diễn ra phổ biến trong xã hội, đó là một hiện tượng có những ý kiến tiêu cực về vẻ bề ngoài của người khác khi bị xã hội miệt thị.
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc về đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó
B. Suy nghĩ của em về con người không chịu thua số phận
C. Suy nghĩ của em về tác phẩm Làng của Kim Lân
D. Suy nghĩ của em về những con người sống vì cộng đồng
Chọn đáp án: C.
Giải thích: Đây là đề nghị luận về tác phẩm văn học.
Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
B. Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay
C. Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng
D. Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”
- Đề A, C nghị luận về tác phẩm văn học.
- Đề D nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Đề B nghị luận về hiện tượng bạo lực trong học đường.
Đáp án cần chọn là: B
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
C. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.
D. Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
A, B, D đều thuộc dạng đề Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Đáp án cần chọn là: C
1. Ý nào không phải là ý chính trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A, Giới thiệu sự việc hiện tượng
B, Bày tỏ thái độ đối với sự việc hiện tượng
C, Phân tích đánh giá, nhận định về sự việc hiện tượng
D, Khẳng định phủ định, liên hệ rút bài học cho bản thân
2. Vấn đề nào sau đây yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một sự việc hiện tượng đời sống?
A, Rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá
B, Sống cần nghi lực và ý chí
C, Bàn về lòng biết ơn thầy cô
D, Suy nghĩ về lòng khoan dung
3. Thực hiện các bước làm bài để hoàn chỉnh bài làm đối với đề bài sau:
Tết sắp đến, dịch covid đang quay trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân dân ta. Bên cạnh đa số người dân chấp hành nghiêm các quy định về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, còn có một số ít cá nhân vì thiếu hiểu biết, vì ích kỉ, cố tình nhập cảnh trái phép, bỏ trốn khỏi nơi cách ly, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?
A. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ
B. Là bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?
A. Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề.
B. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
C. Khẳng định, phủ định, nêu bài học.
D. Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
Trong các đề bài sau, đâu không phải là đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay.
B. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.
C. Suy nghĩ về câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
D. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.