Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
21 tháng 12 2016 lúc 10:04

Phân tích:

-Sử dụng điệp từ "xuân" -> để nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời

=> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng

Nội dung: Rằm tháng giêng là bài thơ tứ tuyệt của Bác được sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2018 lúc 9:44

Đáp án

Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).

- Nguyên văn:

      Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

      Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

      Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)

   - Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)

   - Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)

Dung Phạm Thị
Xem chi tiết
︵✰Ah
28 tháng 1 2022 lúc 16:51

Tham Khảo

Giải thích 

Thất ngôn tứ tuyệt  là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Nội dung: 

Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. ...

=> Dù cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hoang dã vô cùng khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy rình rập, song Bác luôn yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống

no name
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 14:13

Tham khảo:

 Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó. Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác.

 

 

Smile
26 tháng 2 2021 lúc 13:21

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về người đi đường. Nhân vật ở trong bài chính là bác Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian lao cực nhọc ở trong tù. Mỗi ngày bác đều ở trong tù viết thơ.  Đây chính là bài thơ của bác khi phải đi chuyển nhà tù từ nơi này đến nơi khác.Nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.

Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó. Phải đi từ nơi này đến nơi khác đi từ núi này sang núi khác.Cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng.

            Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót.

          Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.

           Bài thơ nói tới chuyện đường đi khó, hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.

Dung Phạm Thị
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2022 lúc 15:58

Tham Khảo

Giải thích 

Thất ngôn tứ tuyệt  là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Nội dung: 

Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. ...

=> Dù cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hoang dã vô cùng khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy rình rập, song Bác luôn yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống

Dung Phạm Thị
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
6 tháng 2 2022 lúc 8:06

Tham khảo

 

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì:

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Gieo vần

Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

 

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.

Bố cục

Bố cục thường thấy của một bài thớ  bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.

- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.

 

- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.

- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.

- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Lưu ý: Về hình thức, quy tắc của thơ Thất ngôn tứ tuyệt:

Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.Niêm:Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Vậy với nội dung trên thì phải làm bài văn thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thế nào? 

Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Mở bài:

- Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Là thể thơ xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt nam, đặc biệt là trong nền văn học trung đại.

- Các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến.

 

- Tác phẩm tiêu biểu đã học: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Bạn đến chơi nhà

Thân bài:

Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.

- Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt

- Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến

- Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.

- Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.

Bố cục:

- 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. (chủ yếu)

- 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

Nhận xét, đánh giá chung

- Ưu điểm: là thể thơ tứ tuyệt có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người.

- Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Kết bài

Khẳng định thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ hay, góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học nước nhà và thế giới.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2019 lúc 12:35

Đáp án: B

Dung Phạm Thị
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
2 tháng 2 2022 lúc 15:40

Tham khảo

 

Hồ Chí Minh là người lãnh đạo lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời thơ ca của Người luôn song hành với cuộc đời chính trị. Người đã để lại cho đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, bài thơ "Tức cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông chênh bên bờ suối. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Sống với cái thiếu thốn, gian khổ nhưng không làm Bác bận lòng. Bác dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi gian nan; một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

 

Ba câu đầu của bài thơ tả cảnh sống và làm việc của Bác. Câu thứ nhất nói về nơi ở, câu thứ hai nói về cái ăn, câu thứ ba nói về phương tiện làm việc. Câu thứ tư đậm chất trữ tình, nêu cảm tưởng của Bác về cuộc sống của mình lúc bấy giờ. Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.

Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.

Cái gian khổ của hoàn cảnh sống, sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập… tất cả đều như lặn chìm, tan biến trước phong thái an nhiên, tự tại của Bác Hồ:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh. Mặt khác, cháo bẹ, rau măng còn gợi nhớ tới cảnh sống an bần lạc đạo của người xưa:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng :

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn, là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác, điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời. Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần:

 

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy. Cuộc đời cách mạng thật là sang! Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.

nguyễn thị thúy
Xem chi tiết