chép chính xác khổ thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
1. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).
2.Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu lập luận quy nạp, phân tích khổ thơ trên để làm rõ vẻ đẹp của cảnh biển lúc về đêm và con người lao động. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn và một phép lặp để liên kết (gạch chân và chú thích rõ).
Giúp mình nhanh với ạ, mình cảm ơn.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi Trong bài thơ "đoàn thuyền đánh cá" có 1 câu thơ khác đc lặp lại gần như nguyên vẹn câu thơ cuối của khổ thơ trên. Chép chính xác câu thơ đó và chỉ rõ ý nghĩa của sự lặp lại
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"=>nó thể hiện sự kề vai sát cánh của câu hát với hành trình đi biển của người dân chài.Lúc ra khơi câu hát dẫn đầu và khi trở về câu hát theo sau.
Hãy chép chính xác khổ thơ ca ngợi sự giàu có, phong phú và đẹp đẽ của biển khơi trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
*Bài 2. Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?
Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?
Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?
Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).
*Bài 2. Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?
Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?
Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?
Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).
*Bài 2. Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?
Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?
Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?
Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).
Đoàn thuyền đánh cá
Câu 1 : Khổ thơ đầu miêu tả cảnh biển vào lúc nào? Cách miêu tả đó có gì hay ?
Câu 2 : Công việc lao động của người đánh cá rất soi động, vui vẻ. Những câu thơ nào nói lên điều đó ?
Câu 3 : Hình ảnh nào nói lên vẻ dẹp huy hoàng của biển ?
A : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
B : Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
C : Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Giúp mình với
Dựa vào hai khổ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá". Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: (phân tích 2 khổ thơ đầu nhaaaa)
Tham khảo:
"Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Tham Khảo
Huy Cận là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nếu trước cách mạng tháng Tám năm 1945, những vần thơ của ông luôn mang cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế thì sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều tìm tòi, khám phá mới với đề tài mang cảm hứng vũ trụ nhưng tràn đầy niềm vui. Và có thể nói, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", sáng tác năm 1958, là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông sau cách mạng. Mỗi khổ trong bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những cảm nhận rất riêng và đặc biệt, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm đã cất lên lời ca ngợi ca sự giàu có của biển cả và hình ảnh của những người dân nơi miền biển.
Từ "hát rằng" mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê - kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao - "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.
Thêm vào đó, trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa độc đáo, từ đó gợi lên trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa.
Từ "đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi". Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.
Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.+
Bài thơ “Cành phong lan bể” của Chế Lan Viên có câu: “Con cá cầm đuốc dẫn thơ về...”. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận” cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự.
Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại co một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ?