Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hoa Cương
Xem chi tiết
Bơ Ngố
16 tháng 3 2022 lúc 16:34

Tham khảo:

Cuộc sống con người không thể thiếu những mối quan hệ, những tiếp xúc cá nhân với cá nhân thường ngày. Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới.

Để đánh giá một quốc gia có lịch sự, văn minh hay không, trước tiên người ta sẽ tìm hiểu về những công dân sinh sống và làm việc trong đất nước ấy như thế nào. Việc đầu tiên không thể không nhắc tới về trang phục, không phải ngẫu nhiên mà các nước trên thế giới đều có những quốc phục riêng, những trang phục đó không những đẹp, tinh tế, mà còn mang nhiều ý nghĩa, thông điệp. Vì sao từ ngàn đời nay, đất nước ta không ngừng phát triển, trang phục cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời thế? Vì sao tà áo dài được xem là một trong những trang phục đẹp nhất? Phù hợp hơn cả với người con gái Việt Nam?

Tất cả những điều đó đều thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt không thể chủ quan của yếu tố trang phục và văn hóa. Chúng ta có thể hiểu, trang phục là những thứ chúng ta mang bên mình hằng ngày, như quần áo, vật dụng trang sức, thể hiện vẻ bề ngoài của mình, những thứ đó tuy với người mặc chỉ là vật bề ngoài, nhưng với người khác lại là thứ trực tiếp, tiếp xúc và gợi lên những suy nghĩ, đánh giá từ phía họ. Trang phục thể hiện văn hóa của chủ nhân, văn hóa thể hiện nhiều khía cạnh có cả những hành vi cử chỉ, có thái độ đúng mực, có quy tắc, có lịch sự, biết cư xử, đối nhân xử thế phải phép. Có văn hóa cũng chính là có sự lịch sự, tôn trọng người khác. Vì thế, khi tiếp xúc với một người, những trang phục ta khoác lên mình không những tố cáo những phẩm chất của chủ nhân, mà còn khiến đối phương có cảm tình với ta hay không? Và xét một cách rộng ra, nó còn có thể liên quan tới những thành công, hay thất bại của chúng ta nữa.

Vì thế, trang phục thực sự quan trọng, trang phục văn hóa phải hợp thời, hợp hoàn cảnh, hợp đối tượng. Người luôn biết cách ăn mặc hợp lý chính là người thể hiện văn hóa trong việc lựa chọn trang phục. Như khi đi lễ chùa, ta không được ăn mặc hở hang, đi học không được tùy tiện mặc váy ngắn nếu không hợp với đồng phục của trường, mỗi đất nước đều có những trang phục ngày lễ riêng, nước chúng ta có 54 dân tộc, nhưng mỗi dân tộc đều có những trang phục riêng, và mỗi dân tộc đều tôn trọng và ngưỡng mộ những trang phục ấy, đó cũng chính là một sự văn hóa. Hay như mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có cho mình những trang phục hợp với từng độ tuổi khác nhau, ăn mặc phù hợp sẽ thể hiện con người mình có văn hóa, thể hiện thái độ tôn trọng, nhận được thiện cảm yêu mến của mọi người. Ở đất nước ta có tà áo dài, tuy được cách tân nhiều qua thời gian, nhưng đều thể hiện một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nói lên cả một nhân cách, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Đoan trang hiền thục, kín đáo mà tinh tế biết chừng nào, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của trang phục ta càng phải học cho mình sự lựa chọn và phối hợp trang phục một cách cẩn thận phù hợp, tránh không hợp đối tượng, sai hoàn cảnh…

Chúng ta nhận thấy rằng, cuộc sống càng phát triển, đòi hỏi con người ngày càng phải giỏi giang, có năng lực nhiều hơn nữa để thành công, cạnh tranh thì việc chú trọng quan tâm đến trang phục ngày càng trở nên hữu ích và cần thiết đến nhường nào, văn hóa và trang phục luôn đi liền với nhau, vì thế hãy học cách rèn luyện cả hai để bản thân mình hoàn thiện và tốt nhất. Từ đó giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Cũng qua đó phê phán những ai lạc hậu, coi thường trang phục – văn hóa, hay chưa có hiểu biết ăn mặc lố lăng, không hợp độ tuổi, không hợp hoàn cảnh…

Tóm lại, để rèn luyện việc mặc trang phục để hợp với văn hóa không phải điều quá khó khăn, nhưng lại là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy luôn chú ý tới trang phục của mình hoàn thiện nhất để bản thân luôn nhận được những điều tốt đẹp, và thành công hơn trong cuộc sống của mình.

Đặng Quốc Hùng
Xem chi tiết
PHẠM NGUYỄN MINH ANH
27 tháng 5 2020 lúc 19:09

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không

Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào

Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu - những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Quốc Hùng
28 tháng 5 2020 lúc 14:32

wow thanks bạn nha

cảm ơn đã bỏ thời gian giúp mình

Khách vãng lai đã xóa
Paper43
Xem chi tiết
Trang Huyen
6 tháng 4 2021 lúc 13:25

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

Tuyến Ngô
24 tháng 3 2023 lúc 8:56

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Phương Dung
Xem chi tiết
O Mế Gà
14 tháng 5 2017 lúc 14:49

Đây chỉ là dàn ý rùi cậu tự biến nó thành văn của cậu nha.haha

MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.

Hải Đăng
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
28 tháng 4 2021 lúc 16:56

Học đường luôn là môi trường trong sạch, lí tưởng để rèn luyện học sinh nên người. Vậy nhưng chính trong môi trường ấy đã và đang tồn tại những tệ nạn, những hệ lụy xấu và ta có thể nói đến chính là hiện tượng hút thuốc lá. Hút thuốc là không còn xa lạ trong bộ phận các bạn học sinh. Dù là học sinh cấp hai, cấp ba, dù ở lứa tuổi nào, việc các bạn học thói xấu và phì phèo điếu thuốc cũng rất đáng lên án. Nguyên nhân dẫn đến hình ảnh không đẹp ấy chính là bởi thói bắt chước trong các bạn. Nhiều bạn bị rủ rê, bị thích thể hiện mình và muốn trông ngầu nên đã sẵn sàng bất chấp, không tìm hiểu mà chỉ biết cầm điếu thuốc hút trong thích thú. Bên cạnh đó, việc thiếu đi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, thầy cô làm các bạn học sinh đã sai lại càng thêm sai. Bản thân các bạn còn nhỏ, còn non nớt trong tư duy nên chưa nhận thức được ảnh hưởng to lớn mà điếu thuốc mang đến. Hiện nay, nhiều học sinh vì không muốn để mùi với thuốc lá giấy nên chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Dù chọn lựa cách nào thì việc các bạn hành xử như vậy đều rất đáng lên án. CHính việc tò mò, khám phá không nên ấy khiến các bạn bị đánh mất đi mình. Từ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé nhưng các bạn rồi sẽ tự mình dùng sự tò mò ấy và bắt đầu gây nên những hậu quả đáng tiếc trong bước đi tương lai sau này của các bạn học sinh. Nếu không sớm nhận thức hậu quả của thuốc lá mang đến cho các bạn học sinh như sức khỏe, tư duy, nhận thức thì các bạn sẽ còn tiếp tục nhấn chìm trong khói thuốc lầm lỗi ấy. Để có thể giúp đỡ học sinh nhận thức sai phạm khi sử dụng thuốc lá để môi trường học đường trong sạch thì chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến học sinh, có được những tổ chức hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Mỗi chúng ta, dù còn là học sinh hay không thì ta cũng nên nhận thức lại thuốc lá bởi lẽ hút thuốc chẳng giúp ta thể hiện mình mà chỉ là tự hại mình mà thôi! 

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.

Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thu phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.

Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn.

Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.


 

Trang Huyen
28 tháng 4 2021 lúc 19:15

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những người lớn hút thuốc lá ngoài ra còn có những học sinh thiếu nhiên hút thuốc láTrong những thói quen xấu đó, thuốc lá là một hiện tượng phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay, tật xấu đó có những sức hút ghê gớm dần dần sẽ tha hoá con người,con người bị nó ràng buộc và chi phối. Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do quá hiếu kì dùng thử cho biết nhưng sau một vài lần nếu không có thuốc thì trong người cảm thấy bồn chồn, khó chịu dần dần dẫn tới nghiện ngập, sau đó cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành hạ và để thoả mãn điều đó người ta có thể làm bất cứ điều gì kể cả cướp giật, trộm cắp hoặc thậm chí giết người…một khi đã vướng vào thuốc lá rồi thì khó mà có thể bỏ được.Thuốc lá được xem là một sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ của con người. khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể người, nhất là đối với những ngưởi mẹ đang mang thai nếu như hít phải khói thuốc lá quá nhiều con sinh ra sẽ bị dị tật hoặc không có sức khoẻ tốt như những đứa trẻ khác…chưa kể đến là thuốc lá làm tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân.Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng và chỗ nhiều người. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả cho việc hạn chế hút thuốc lá mà đa số là giới trẻ như ngày nay.

Ngày xưa ông cha ta đã dạy:"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", hãy tưởng tượng nhưng thói quen xấu nư hút thuốc lá là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Trước hết phải tránh xa thuốc lá và sau đó hãy góp phần bảo vệ cộng đồng và gia đình tránh khỏi sự quyến rũ của thuốc lá.

Girl love Boy
Xem chi tiết
Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:25

Trước đây, tình yêu học đường chỉ phổ biến ở lứa tuổi trung học phổ thông, khi các em đạt đến sự phát triển khá hoàn thiện về thể chất và tâm lí, sẵn sàng bước vào cuộc đời rộng lớn.Thế nhưng ngày nay, nhiều học sinh ở cấp trung học cơ sở cũng đã có cảm giác “yêu”và muốn gắn bó thân thiết với bạn khác giới. Thậm chí, ở các lứa tuổi nhỏ hơn cũng xuất hiện hiện tượng yêu sớm này.

Việc tuổi trẻ biết yêu sớm hơn gây ra nhiều vấn đề nan giải đối với gia đình và xã hội. Trong khi, đây đang là một hiện tượng khá phổ biến, là xu hướng tất yếu của thời đại thì nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận và có giải pháp đối phó hiệu quả, giúp con em mình phát triển an toàn, đúng đắn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, tiện nghi làm cho trẻ em phát triển hơn cả thể chất lẫn tâm hồn. Các nhà khoa học đã chứng minh một khi cơ thể phát triển với dưỡng chất đầy đủ thì sự hoàn thiện cơ thể cũng xảy ra nhanh chóng, tuổi yêu cũng đến sớm hơn.

Do đời sống tinh thần phong phú, tiếp cận nhiều với thông tin sinh lí thông qua các kênh truyền thông và thế giới xung quanh làm nảy sinh tâm lí hiếu kì, tò mò muốn biết cảm giác yêu và được yêu ở học sinh. Với sự phát triển của công nghệ và phương tiện truyền thông, học sinh ngày càng có xu hướng tiếp cận sớm hơn thông tin về giới tính, tình cảm và hình ảnh về con người. Do khả năng nhận thức còn hạn chế, suy nghĩ đơn giản về tình yêu và trách nhiệm trong tình yêu nên nhiều học sinh liều lĩnh lao vào các mối quan hệ đầy rủi ro và nguy hiểm, dễ trở thành đối tượng lợi dụng của người khác.

Do không muốn thua kém bạn bè và ham thích khám phá bản thân khiến học sinh tìm kiếm cho mình một người yêu. Mặt khác, do sự biến đổi mạnh mẽ của các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cùng với sự tiếp sức của các phương tiện công nghệ, kĩ thuật hiện đại như phim ảnh, internet, điện thoại di động… nên tình yêu sớm phát sinh ở tuổi học trò.

Tình yêu nam nữ trong học đường là một vấn đề phổ biến, không còn là vấn đề hiếm hoi. Tình yêu tuổi học trò không chỉ là tình yêu giữa trò và trò, mà còn có tình yêu giữa học sinh với giáo viên, thậm chí tình yêu giữa người đồng tính. Tình yêu học đường trở thành phong trào, thành một cái “mốt” mà học sinh muốn có được để “khẳng định mình” với bạn bè.

Tình yêu học đường được công khai và trở nên táo bạo hơn. Không còn che giấu, ngại ngùng, e ấp và chuyển thư kín đáo qua sách vở, qua ngăn bàn như ngày xưa; học sinh bây giờ đã thích nhau thì phải công khai nắm tay, âu yếm nhau như trong phim, thậm chí ngay trong lớp học trước mặt bạn bè thầy cô. Còn có cả những kiểu tỏ tình tốn kém và khá lạ lẫm được tung hô trên mạng.

Những vụ đánh ghen, dọa dẫm, dằn mặt lẫn nhau chỉ vì tình yêu của lứa tuổi học sinh trong những năm qua đã gây nên nhiều vấn nạn trong trường học. Một phần lớn các vụ bạo lục học đường là do tình yêu tuổi học trò gây ra khiến xã hội vô cùng bức xúc.

Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:26

Tình yêu là điều thiêng liêng và cao đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Đã là con người thì ai chẳng có trái tim biết yêu thương và chia sẻ, mong muốn gắn kết giữa người và người. Cùng học tập và sinh hoạt trong một tập thể ngang tuổi nhau, lại cùng chung ước mơ lí tưởng, ngưỡng mộ, thấu hiểu nhau nên rất dễ nảy sinh tình cảm bạn bè chân thành. Từ tình bạn đến tình yêu là điều tất nhiên, chẳng có gì phải né tránh.

Tình yêu chân chính luôn luôn trong sạch, nó nằm trong tim chứ không phải ở giác quan. Tình yêu chân chính cũng  là chìa khóa quan trọng để mở những cánh cửa hạnh phúc. Một tình yêu chân chính sẽ trở thành động lực để tuổi trẻ vươn lên phấn đấu trong học tập, trong cuộc sống nhằm thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp. Bởi vì không muốn thua kém và cũng để chuẩn bị cho sự nghiệp lâu dài, hơn nữa nhờ sự giúp đỡ và quan tâm của người yêu sẽ làm cho học sinh cố gắng hơn, chăm chỉ hơn. Do đó sức học vượt trội hẳn để trở thành những học sinh giỏi.

Tình yêu chân chính cũng là nhân tố giúp rèn luyện nhân cách, nghị lực, tâm hồn trở nên mạnh mẽ. Tình yêu làm cho con người thoát khỏi sự tầm thường hướng đến sự cao thượng. Khi yêu, trái tim trở nên can đảm, thuần khiết, con người sẽ sống tốt hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn và hướng đến những điều tốt đẹp ở tương lại, tiếp thêm sức mạnh và nguồn sống dạt dào, cho ta thêm yêu đời và tự tin vào khả năng chiến thắng của bản thân.

Con người luôn có nhu cầu chia sẻ bản thân và tìm kiếm một sự thấu hiểu, đồng cảm và tương trợ từ người khác. Khi đến với nhau bằng tình cảm thật sự, tuổi trẻ có thể thoải mái bày tỏ tình cảm, chia sẻ buồn vui, khó khăn, từ việc học đến những chuyện tế nhị của tuổi mới lớn… Một tình yêu sẽ giúp động viên rất nhiều trước những áp lực bộn bề cua cuộc sống. Tình yêu có thể an ủi được tất cả, có thể an ủi ngay chính mình những ưu phiền mà nó gây ra

Tình yêu giúp tâm hồn thăng hoa, làm ta sống lạc quan, yêu con người, yêu cuộc đời hơn. Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của trái tim, làm cho người ta cuộc sống tươi màu, đáng sống và mạnh mẽ sống hữu ích, tốt đẹp.

Tình yêu là dấu ấn kỉ niệm không thể nào quên của tuổi học trò. Tình cảm học trò hồn nhiên, thuần khuyết, rất đáng trân trọng. Dù đắng cay hay ngọt ngào thì cũng sẽ là những kỉ niệm rất đẹp, rất đáng yêu, bởi không mang dáng dấp của kinh tế, của địa vị hay danh lợi như khi bước chân vào đời.

Bản chất của tình yêu là ở sự thánh thiện và thanh bình vươn tới một tương lai tươi sáng. Hãy hướng đến một tình yêu mà bạn mong muốn nếu bạn đã sẵn sàng cho điều đó.

Hạ Băng
3 tháng 7 2018 lúc 13:30

Bài làm

“Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.”
Trong “Chút tình đầu”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết về tình yêu tuổi học trò đầy thơ mộng và trong sáng. Môt mối tình thời còn ngồi ghế nhà trường có thể là kỉ niệm tươi đẹp, cũng có thể là chút tiếc nuối về những lầm lỡ đầu đời. Vậy có nên yêu ở tuổi học trò?

Để trả lời câu hỏi này ta cần hiểu tình yêu tuổi học trò là gì. Tình yêu là tình cảm yêu thương, quý trọng giữa những người khác giới, là cảm xúc đẹp đẽ và thiêng liêng của con người. Tình yêu giúp chúng ta hiểu, đồng cảm, chia sẻ và vị tha. Tuổi học trò là lứa tuổi từ mười tám đổ lại, là tuổi ngày ngày cắp sách tới trường. Con người trong độ tuổi này bắt đầu đón nhận những cảm xúc mới mẻ, mong muốn khám phá nội tâm của chính mình. Vậy tình yêu tuổi học trò là sự yêu thương, rung động giữa nam nữ học sinh. Tình cảm này có thể xuất phát từ tình bạn thân thiết, từ sự ngưỡng mộ giữa những học sinh trong lớp hay thậm chí là từ sự đua đòi, chạy theo phong trào hay chứng tỏ bản thân. Vậy, câu hỏi về tình yêu học đường không thể trả lời là “nên” hay “không nên” mà phụ thuộc vào cách yêu của mỗi người.

Không nên yêu ở tuổi học trò nếu yêu không đúng cách, vì nó có thể đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Tác dụng ngược đáng sợ nhất của tình yêu học đường chính là không đảm bảo việc học hành- trách nhiệm chính của người học sinh. Khi yêu, người học sinh có thể quá tập trung vào tình cảm, cảm xúc mới mẻ của tuổi mới lớn mà quên đi nhiệm vụ chính là học. Thời gian học tập sẽ bị chia ra để dành cho những mối quan tâm khác là người yêu, là hò hẹn, là nhung nhớ. Dù biết dành thời gian luyện tập hay nghe giảng, người học sinh đang yêu không dễ giữ cho tâm trí chỉ tập trung vào một việc. Hơn thế nữa, có nhiều học sinh nghỉ học, bỏ tiết để gặp gỡ người yêu – một trong những vấn đề khiến thầy cô và phụ huynh lo lắng. Đây là những ảnh hưởng khó tránh ở tuổi dễ bị cám dỗ bởi những điều lạ, chưa ý thức rõ ràng về nghĩa vụ học tập rèn luyện.

Chưa dừng lại ở đó, tình yêu không đúng cách tuổi học trò chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực. Yêu sai thời điểm đáng sợ, yêu sai người còn đáng sợ hơn. Người học trò còn quá trẻ để nhận biết và chọn lựa đối tượng phù hợp để tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm và yêu quý. Sự thiếu chín chắn này dẫn đến việc tốn thời gian, ảnh hưởng xấu đến thói quen, nhân cách đạo đức do tác động từ người kia. Điều này còn mang lại những hệ lụy khủng khiếp hơn thế. Gần đây, “cư dân mạng” truyền tay nhau đoạn phim nhạy cảm của hai học sinh trung học mà tự tay nhân vật nam chính tung ra. Và kết quả thì ai cũng biết, nạn nhân nữ vì không chịu được chỉ trích từ dư luận đã tử tự. Phải chăng cái kết đáng buồn của nữ sinh này bắt nguồn từ sự tin tưởng, trao gửi tình cảm cho nhầm người?

Bên cạnh hai tác hại kể trên, lí do khác khiến các bậc phụ huynh cấm con yêu sớm là những trạng thái, cung bậc cảm xúc mà tuổi học trò chưa thể lường trước và “ứng phó” được. Tình yêu đem đến đủ loại tâm trạng hỉ, nộ, ái, ố. Khi yêu, người học sinh cũng không tránh được những ghen tuông, hờn giận, đau buồn. Lại là một ví dụ về các đoạn phim trên mạng. Gõ từ khóa “nữ sinh đánh ghen” vào trang tìm kiếm Google, ta sẽ thấy số lượng kết quả thật đáng ngạc nhiên. Những trường hợp học sinh nữ còn khoác áo đồng phục lao vào đánh bạn, lột đồ,.. vì lí do tình cảm cá nhân là không thiếu. Đáng sợ hơn là người trẻ thất tình. Tuổi học trò là lứa tuổi tươi vui, yêu đời, chưa quen với cảm giác hụt hẫng, buồn bã khi tình cảm bị từ chối. Chính vì thế, cảnh tượng học sinh bỏ học, bỏ ăn, thậm chí là tự tử vì thất tình mới nhiều đến vậy.

Sau cùng, mối lo lớn trong lòng người làm cha làm mẹ, làm thầy cô khi thấy con mình yêu không đúng cách là biểu hiện tình cảm quá đà, vượt quá giới hạn. Cảnh nam, nữ sinh ôm ấp nơi công cộng – điển hình là trường học – vô cùng nhạy cảm và thiếu tế nhị, dẫn đến cái những cái nhìn khó chịu, những lời bình phẩm,… Chuyện ra ở nơi công cộng đã đáng ngại, nhưng chuyện diễn ra ở nơi không ai biết đến thì còn đáng ngại hơn bội phần. Tuổi học trò chưa học được cách kiềm chế cảm xúc, lại tò mò về giới tính; đây là nguyên nhân đằng sau cảnh những đôi nam nữ với phù hiệu trường mang trên tay áo dừng lại trước cửa…nhà nghỉ. Hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ở tuổi vị thành niên ai cũng rõ. Ta dễ dàng thấy những dòng chữ như “Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng hơn 3000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên” xuất hiện nhan nhản trên báo, trên mạng. Hay cảnh những cô gái tìm đến chuyên gia tâm lí bày tỏ nỗi tuyệt vọng vì không được gia đình, xã hội coi trọng do “lỡ” trao đi cái trân quý đời con gái từ thời ngồi ghế nhà trường. Từ những lí do kể trên, ta hiểu vì sao xuất hiện nhiều ý kiến không tán thành tình yêu học đường.

Nhưng chuyện gì cũng có hai mặt, tình yêu tuổi học trò cũng vậy – yêu đúng cách, hay phù hợp với lứa tuổi cũng có những điều tích cực. Trước hết, tình yêu học đường là những rung động ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ. Tình yêu ở lứa tuổi này cũng như tình yêu ở mọi lứa tuổi khác, đều đem đến cho con người ta cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Nên nhà thơ Chế Lan Viên mới ca ngợi tình yêu học trò: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên” hay như Nguyễn Duy đã nói “Nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau”. Hầu như ai cũng có một mối tình đầu ở tuổi còn ngồi ghế nhà trường với những kẻ niệm đẹp, kí ức còn mãi theo năm tháng để bồi hồi nhớ lại.

Thêm vào đó, nếu biết cách yêu, tình yêu tuổi học trò sẽ trở thành động lực để học tập. Những bạn trẻ yêu nhau có thể cùng động viên nhau học tập rèn luyện, nhắc nhở bảo ban cùng tiến bộ. Thành tích học tập tốt không chỉ để khẳng định và hoàn thiện mình trước “người bạn đặc biệt” mà còn có thể thuyết phục gia đình và thầy cô: tình yêu thời học sinh cũng có những mặt tốt. Chính vì vậy, những cặp đôi ý thức được điều này có xu hướng tổ chức những buổi học nhóm, kèm cặp để bồi đắp và bù trù cho nhau. Tóm lại, đây là một nét đẹp không thể phủ nhận của tình yêu thời hoa phượng,

Bên cạnh việc tạo nỗ lực học tập, rèn luyện, tình yêu học đường cho con người ta sự trải nghiệm, thấu hiểu bản thân. Những cảm xúc và kinh nghiệm rút ra từ mối tình đầu thơ dại tuổi mười sáu, mười bảy sẽ là bước đệm cho con đường đi tìm hạnh phúc khi trưởng thành. Khi yêu ở độ tuổi có nhiều thắc mắc, muốn tìm hiểu về con người, thế giới nội tâm, ta hiểu hơn về cảm xúc, tâm tư, giải đáp những thắc mắc chính mình đặt ra. Ngoài ra, tình yêu ở tuổi học trò giúp ta tìm hiểu về những tâm hồn khác, phát hiện ra nét đẹp nhân cách đáng quý hay những điểm khuyết cần bù đắp trong trái tim họ. Vậy, xét ở mặt này, tình yêu học trò là nên, không sai.

Chưa dừng lại ở đây, tình yêu thời học sinh chính là liều thuốc bổ cho tâm hồn, để ta sống hạnh phúc, lạc quan và cởi mở hơn. Học sinh ngày nay phải chịu áp lực lớn từ sức ép học hành; cha mẹ thúc giục, thầy cô nhắc nhở, điều này có thể tạo nên những vết thương tâm lí cho người học sinh. Chưa kể đến những chuyện không hay khác trong đời sống hàng ngày, từ gia đình, bạn bè, xã hội. Một người “bạn đặc biệt” để yêu mến, đồng cảm, sẻ chia khó khăn về tinh thần sẽ giúp ta mở lòng. Những niềm vui nho nhỏ từ tình yêu tuổi học trò cũng để ta thêm yêu cuộc sống, lạc quan và vui vẻ hơn.

Sau khi tìm hiểu về hai khía cạnh nên-không nên, biết yêu-không biết yêu của tình yêu học trò muôn màu muôn vẻ, ta rút ra bài học về khái niệm “yêu” và “biết yêu”. Đây là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi “yêu” là rung động của trái tim thì “biết yêu” là sự tỉnh táo của lí trí. Vậy như đã nói ở trên, tình yêu học đường không thể trả lời “nên” hay “không nên” cũng không phải “tốt” – “xấu”, “đúng” – “sai”. Tất cả dựa vào ý thức, nhận thức của mỗi cá nhân. Tình yêu tuổi học trò sẽ đẹp khắc cốt ghi tâm nếu được phát huy những nét tích cực, cũng có thể mất đi sự ngây thơ, trong sáng, tươi đẹp nếu không kiểm soát được các tác hại kể trên.

Vậy yêu thế nào mới đúng, mới nên? “Biết yêu” phụ thuộc vào văn hóa và nhân cách của mỗi người. Khi đã yêu, hãy suy nghĩ về lựa chọn và tình yêu của mình, rằng đối tượng mình yêu có phù hợp hay không phù hợp, tình yêu này đáng hay không đáng. Nếu đã nhất quyết nghe theo con tim, hãy giữ cho tình yêu ở tuổi ngày ngày cắp sách đến trường thật trong sáng và đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, đạo đức và khuôn phép của xã hội. Một khi đã yêu, những người học sinh vẫn phải ý thức và phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ lớn nhất của mình là học tập, rèn luyện tốt. Để làm được điều đó, người học sinh nên lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân. Chỉ có vậy, tình yêu tuổi học trò mới có thể trở thành kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ lại.

Tóm lại, mọi vấn đề đều có mặt trái, mặt phải; tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Chính vì thế, đừng yêu, nếu để lí trí bị lấn át bởi con tim, để mối tình đầu khiến ta ngậm ngùi nuối tiếc khi nhắc tới. Hãy yêu, nếu trái tim biết nghe theo lí trí, giữ cho những rung động đầu đời thuần khiết và ý nghĩa để “Một lần giở lại trang lưu bút/ Lòng em vấn vương chút ngọt ngào."