Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống.
Những thông tin, thông điệp mà em nhận được từ văn bản Trái đất- cái nôi của sự sống:
- Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống
- Nhờ có nguồn nước trên trái đất, sự sống trên trái đất mới bắt đầu
- Sinh vật, con người chung sống phát triển trên trái đất
- Trái đất hiện đang đối mặt với những vấn đề và thách thức khác nhau bắt nguồn từ con người, đe dọa sự phát triển bền vững của chính Trái Đất.
Hãy viết bài văn nêu ra suy nghĩ của em về một hiện tượng đời sống đc gợi ra từ bài Trái Đất-Cái nôi của sự sống
refer
An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
nêu khái niệm văn bản trái đất -cái nôi của sự sống
Nhận định về văn bản Trái Đất-Cái nôi của sự sống
tham khảo
3. Tóm tắt:
Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời. Nhờ có nước, Trái Đất là cái nôi của sự sống, mọi dạng sự sống đều tồn tại và phát triển lạ lùng, bí ẩn. Con người là động vật bậc cao, có bộ não, hệ thần kinh phát triển, có ý thức, tình cảm, ngôn ngữ. Con người đã cải tạo Trái Đất nhưng con người lại cũng khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại, nhiều loài thú bị giết vô tội, đại dương bị khai thác quá mức, đất đai, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Mọi sự sống trên hành tinh này, trong đó có con người đang đứng trước những thách thức lớn.
4. Bố cục:
Gồm 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...phát triển của sự sống trên Trái Đất): Giới thiệu và chứng minh Trái Đất là cái nôi của sự sống
- Phần 2 (Còn lại): Thực trạng Trái Đất hiện nay
5. Giá trị nội dung:
Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.
6. Giá trị nghệ thuật:
Văn bản có luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm1. Trái Đất - một hành tinh
a) Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Là một hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- Vừa tự quay quanh trục của nó (một vòng hết 23.934 giờ), vừa quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-lip (vận tốc ~ 30km/s, hết 365.25 ngày).
b) Nước và sự sống trên Trái Đất
- Nhờ có nước, Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống.
- Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất.
- Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi.
- Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú.
2. Sự sống trên Trái Đất
a) Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài
- Kích thước của sinh vật tồn tại trên Trái Đất vô cùng đa dạng.
- Động vật được con người khai thác hằng ngày để phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.
b) Con người trên Trái Đất
- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống,
- Con người cải tạo tự nhiên khiến nó "người" hơn, thân thiện hơn.
- Đáng buồn thay, con người đã khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến sự sống trên Trái Đất.
c) Tình trạng Trái Đất
- Hiện tại, Trái Đất đang bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức, bất chấp của con người.
- Hậu quả: Hoang mạc xâm lấn, động vật tuyệt chủng, rác thải ngập tràn, khí hậu nóng dần, nước biển dâng nhấm chìm nhiều thành phố, cánh đồng, tầng ô-dôn thủng, ô nhiễm, đe dọa sự sống muốn loài.
- Câu hỏi nhức nhối: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Con người đứng trước thách thức lớn.
3. Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống.
Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất – cái nôi của sự sống:
– Thông tin từ văn bản:
* Trái đất hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống.
* Nước là tài nguyên bao phủ 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất được duy trì, phát triển phong phú.
* Trái đất là nơi cư trụ của muôn loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao.
* Con người trên Trái đất khai thác tài nguyên thiên nhiên một các bừa bãi
* Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng
– Thông điệp từ văn bản: Con người cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh xanh. Đó là vấn đề cấp thiết và cấp bách.
VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC Trái Đất – cái nôi của sự sống
Soạn bài: Trái đất - cái nôi của sự sống ( trang 78 ) nguvan6-ketnoitrithuc
tham khảo :
Tìm hiểu văn bản
- Tác giả: Hồ Thanh Trang.
- Tác phẩm: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.
Nội dung
Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.
Nghệ thuật
Văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.
Trả lời câu 1 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.
Câu 2. Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
Trả lời câu 2 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”.
- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.
Câu 3. Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai của những nội dung khác ở các phần kế tiếp?
Trả lời câu 3 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản:
+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào).
+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”)
- Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.
Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?
Trả lời câu 4 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
+ động vật – thực vật
+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước
+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, …
Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
Trả lời câu 5 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Khi Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống em đã tìm thêm được những bằng chứng khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:
- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình.
- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là:
+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….
+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.
Câu 6. Làm rõ lí do xuất hiện của câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
Trả lời câu 6 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.
Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?
Trả lời câu 7 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:
+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)
+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.
+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.
Viết kết nối với đọc
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh….
Bài viết tham khảo
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.
Chỉ ra đặc trưng của kiểu văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”.
Các yếu tố tạo nên văn bản ''Trái Đất - cái nôi của sự sống''