Những câu hỏi liên quan
Super Idol
Xem chi tiết
Por Vip
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 2 2022 lúc 6:14

tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:

- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.

Bình luận (0)
Super Idol
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2018 lúc 12:44

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận từ sự tinh tế của tác giả:

   + Bỗng: sự ngạc nhiên, bâng khuâng trước sự biến đổi của đất trời

   + Hương ổi phả trong gió se

   + Sương chùng chình qua ngõ

- Khoảnh khắc giao mùa mang tới cảm nhận ngỡ ngàng, xao xuyến trong tâm trạng tác giả

- Nhà thơ gợi tả sự biến chuyển khoảnh khắc sang thu bằng nhiều yếu tố, nhiều giác quan:

   + Chim vội vã, sông dềnh dàng

   + Đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu"- hình ảnh giàu sức biểu cảm

→ Cảm nhận tinh tế, có chọn lọc của nhà thơ thông qua những quan sát chân thực

Bình luận (0)
Nam Bé là
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 8 2017 lúc 12:33

HS chứng minh qua các khổ thơ

   - Khổ thơ 1; 2: Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Khổ 1

      + Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.

      + Hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

      + Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật.

      + Hình như diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc. Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.

Khổ 2

      + Cảm nhận về bức tranh mùa thu được miêu tả ở tầm cao, xa. Dòng sông mùa thu cũng trôi chậm rãi, không bị những cơn mưa mùa hạ thúc giục hối hả nữa. Ngược lại là đàn chim hối hả bay về phương Nam chuẩn bị tránh rét. Nghệ thuật đối “dềnh dàng” >< “hối hả” => trạng thái chủ động.

      + Đám mây mùa hạ được nhân hóa, diễn tả sự dùng dằng, luyến tiếc, thể hiện sự níu kéo thời gian.

   → Mùa thu đặc trưng của miền Bắc

   - Khổ thơ 3: Suy ngẫm của tác giả về triết lý nhân sinh trong cuộc đời con người.

      + Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

   → Khẳng định lại nhận định trên.

Bình luận (0)
lê Lưu Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Long
Xem chi tiết

Bài làm minh họa:


Từ bao đời, mùa thu luôn là bạn của thi nhân. Ta thường thấy mùa thu trong thơ ca với các hình ảnh quen thuộc: là vàng, hoa cúc, mây trắng… Với “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta bắt gặp một mùa thu đang đến rất lạ, rất riêng. Tác giả cảm nhận sự thay đổi của đất trời lúc giao mùa thật tinh tế. Nhà thơ như thả hồn mình cùng đất trời, rồi chợt nhận ra vạn vật bắt đầu vào thu.

“Sang thu” của Hữu Thỉnh là mùa thu của một góc quê yêu dấu, của một tâm hồn nhạy cảm:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về”

Từ “bỗng” mở đầu câu thơ, mở đầu đoạn thơ, thể hiện sự bất ngờ lí thú. Tác giả nhận biết hương vị nồng ấm của quê hương trong trạng thái chưa chuẩn bị. “Hương ổi” mộc mạc gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả. Và dấu hiệu đầu tiên để Hữu Thỉnh cảm nhận sự chuyển mùa nhờ “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Chẳng phải gió mang theo hương ổi, mà hương ổi “phả” vào trong gió. Chính hương ổi làm gió trở nên thơm tho? Gió thu dường như mang hơi nước, se lạnh đang mơn man trên làn da người. Ở đây tác giả không chỉ “ngửi” thấy vị hương ổi, cảm nhận được làn gió se mà thấy cả sương nửa. Lần này tác giả nhìn thấy bằng mắt:

“Sương chùng chình qua ngỏ”

Sương chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm qua các đường thôn, lối xóm. Nhà thơ cảm nhận những khác lạ của đất trời qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. Rồi nhà thơ đi đến kết luận trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng: “Hình như thu đã về”

Những sự vật để miêu tả đất trời vào thu trong những câu thơ tiếp theo đều được tác giả thể hiện trong trạng thái ngập ngừng:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Ở khổ thơ đầu ta thấy sương “ chùng chình”, bây giờ ta lại bắt gặp sự “dềnh dàng” không muốn trôi của dòng sông. Những từ láy đó có sức gợi tả sắc thái riêng của sự vật vào thu. Phải chăng nhà thơ dùng những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa. Và bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tác giả nhận ra bước đi của thời gian trong trạng thái động: Cánh chim vội vã hơn trong chiều hoàng hôn. Đám mây không hoàn toàn của mùa hạ, nó đã “ vắt nửa mình sang thu”. Mùa thu tới rất nhẹ, êm dịu và vạn vật đang từ từ thay áo mới. Cái mới lạ ở đây là Hữu Thỉnh không dùng màu vàng của hoa cúc, hay hình ảnh lá rơi nhiều để nói về mùa thu. Bầu trời cũng không có tầng mây xanh ngắt như trong thơ Nguyễn Khuyến, mà là hình ảnh:

“Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Đây là một phát hiện rất độc đáo của nhà thơ. Chính hình ảnh của đám mây làm cho bức tranh chuyển mùa càng trờ nên sinh động, gợi cảm.

Mùa thu đã hiện ra với sắc thu đặc trưng của quê hương Việt Namvà cũng thoáng chút bối rối, lưu luyến về một quá khứ. Bài thơ với tựa “ Sang thu” nhưng vẫn thấy phảng phất dấu ấn của mùa hè:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”

Từ “vẫn” bắt đầu ở khổ thơ cuối bộc lộ sự tiếc nuối về mùa hạ đang đi qua, nhường chỗ cho thu sang. Nắng ở đây là nắng của mùa hạ, mưa ở đây cũng mưa mùa hạ. Nhưng những cơn mưa đã “vơi dần” và cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ.

Nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu thể hiện được đặc sắc qua hai câu thơ cuối. Nó gợi cho ta nhiều liên tưởng, suy nghĩ thú vị:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây luống tuổi”

Sấm cũng bớt làm người ta giật mình. Mùa thu bắt đầu nhuốm buồn trên những hàng cây “đứng tuổi”. Câu thơ gợi ta suy tưởng về tuổi tác, tâm trạng con người. “Sấm” ở đây phải chăng là những biến cố ở đời? Con người “ đứng tuổi”, từng trải cũng ít bị chấn động bởi những biến cố ấy. Ta cảm nhận được nhà thơ đã gởi gắm tâm trạng, cảm xúc của mình vào cảnh vật, vào sự thay đổi của thiên nhiên. Mùa thu tới, mùa thu đến hay sự vật đang vận động để “sang thu”?

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc mới lạ về mùa thu quê hương. Điều đáng nói ở đây là những hình ảnh rất quen thuộc như hương ổi, sương, gió, mây, dòng sông, hàng cây,…hiện ra rất gợi cảm, rất có hồn và đáng yêu. Bằng sự rung động của tâm hồn, thi sĩ đã cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của đất trời phút giao mùa hạ - thu trên quê hương. Tình quê vẫn ấm mãi trong lòng ta khi đọc “Sang thu”.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2017 lúc 3:36

Đoạn văn gợi ý:

Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biển đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.

Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần. Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.

Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.

Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu thỉnh trước sự biến đổi của đất trời cuối hạ đầu thu.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của thể thơ năm chữ cùng với những hình ảnh gợi hình, gợi cảm, mang tính chất biểu tượng cao.

Bình luận (0)