Viết thành một đoạn văn ngắn theo dàn ý dưới đây !
Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật trong gia đình em và chọn một ý trong phần thân bài để viết thành đoạn văn ngắn gọn
1. Hãy lập dàn ý(ngắn gọn) cho đoạn văn tả hai em bé đang chơi nhảy dây.
2. Hãy viết một đoạn văn dựa theo dàn ý em đã lập tả hai em bé đang chơi nhảy dây.
(Các bạn giúp mình với! Cảm ơn các bạn)
Mik làm đc bài 2 thôi
Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi đuợc diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.- Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!- A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé! Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.- Sáu mươi, sáu mốt…Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!”Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở
Viết một đoạn văn theo dàn ý trên
Mỗi buổi sáng, vào lúc sáu giờ, sau khi đã vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, em hớn hở tới trường - Ngôi trường thân yêu của em mang tên: Trường Tiểu học Kim Đồng.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân. Màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm, tất cả đều toát lên vẻ thân thương, gần gũi.
Qua chiếc cổng sắt bên trên có dòng chữ: Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cột cờ oai vệ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật trước gió. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa bóng mát rượi. Gốc cây được quét vôi trắng xóa và có một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một ghế đá. Nơi đây, mỗi sáng thứ hai, chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn, nhìn thật khang trang. Các phòng học đều được trang trí như nhau : trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học. Trong phòng, phía trên tấm bảng đen nổi bật dòng chữ . "Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy. Phía trên, giữa bức tường chính là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau dãy lớp học là khu vườn của nhà trường, có rất nhiều loại cây xanh tốt, do chúng em trồng và chăm sóc. Lối đi trải sỏi trắng, dọc hai bên là những bồn hoa đủ màu sắc xinh tươi.
Vào giờ học, sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài.... Vậy mà khi giờ ra chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ ngồi nói chuyện với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dây, ô ăn quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu...
Em rất yêu quý và tự hào về trường em. Em mong muốn trường mình luôn đẹp, khang trang hơn. Khi có dịp, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi đến, các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.
DỰA VÀO DÀN Ý DƯỚI ĐÂY HÃY VIẾT THÀNH BÀI VĂN KHOẢNG 30 DÒNG
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.
- Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.
b. Thân bài :
* Phân tích câu chuyện:
- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện :
+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.
+ Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
* Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :
– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.
– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.
– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.
– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống
- Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan…
* Bài học nhận thức và hành động:
- Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
- Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.
c. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ.
Tham khảo:
Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.
Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.
Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.
Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.
em hãy viết đoạn văn ngắn( khoảng 200 từ ) thuyết minh về di tích lịch sử văn miếu mao điền- hải dương ?
chú ý : viết dạng đoạn văn ngắn , không dàn ý, không bài văn
Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.
Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.
Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp. Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.
Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.
Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).
Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.
Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.
Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!
Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên.
Vào lúc 6 giờ kém 15 phút mỗi ngày, em thức dậy, làm vệ sinh, tập thể dục, ăn sáng rồi theo mẹ đến trường. Trường em mang tên: Trường Tiểu học Kim Đồng. Em rất yêu quý ngôi trường của mình.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật. Ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ U, mặt trước quay ra sân. Điểm trên đó là màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen giữa là các ô của kính màu nâu sậm.
Qua chiếc cổng sắt bên trên có dòng chữ: Trường Tiểu học Kim Đồng, là vào đến sân trường được tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cây cột cờ vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa bóng mát rượi. Mỗi gốc cây đều được quét vôi trắng xóa và được xây một hàng rào nhỏ bao quanh. Dưới mỗi gốc cây đặt một chiếc ghế đá. Nơi đây mỗi sáng thứ hai chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn nhìn thật khang trang. Các phòng học đều được trang trí như nhau: trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học, ở trong phòng, phía trên tấm bảng đen là dòng chữ: "Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt"; ngay cửa ra vào, trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy; chính giữa bức tường phía trên là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau khu lớp học là khu vườn trường. Ở đây có rất nhiều loại cây do chính tay chúng em trồng và chăm sóc. Giữa khu vườn là khu vui chơi với cầu trượt, bập bênh, đu quay.
Vào giờ học, sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài… vậy mà khi giờ ra chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ sàng ngồi to nhỏ với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dây, ô quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu…
Em rất yêu quý và tự hào về ngôi trường em. Mỗi ngày em đều mong muốn trường mình to đẹp hơn, khang trang hơn. Mỗi lần gặp bạn, em đều kể về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi đến thăm, các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.
Lập dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh, cho đề sau:Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Hãy phân tích và chứng minh quan điểm đó qua truyện ngắn Lão Hạc và Chí Phèo của Nam Cao.
lập dàn ý về sân trường em trong giừo ra chơi. Chọn một ý trong dàn ý đó để viết thành công đoạn văn.
MB: tả cảnh sân trường
TB: tả cảnh trời,chi tiết xung quanh
kb : nêu cảm nghĩ về cảnh giờ ra chơi
Cho em xin DÀN Ý cụ thể về: "Viết đoạn văn so sánh sự thay đổi và vai trò của người phụ nữ ngày xưa và ngày nay. (nói về mặt tích cực lẫn tiêu cực luôn nhé!)
Mn cho em xin từng ý chứ đừng viết thành đoạn văn nhé! (để em dựa theo DÀN Ý rồi tự hình thành đoạn văn ạ!)
Nếu mn có hình ảnh người phụ nữ ngày xưa và ngày nay thì cho em xin luôn được không ạ? (em cảm ơn trược ạ!!)
1.1. Mở bài
Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
Đây chính là nhiệm vụ chính của chúng ta trong phần này. Để có thể giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt, chúng ta có một số ý nhỏ như sau:
Người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp trong tính cách.
Những đức tính này được lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tôn vinh hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
1.2. Thân bài
Trong phần này, chúng ta sẽ làm rõ 2 ý chính bên trên đã đề cập bằng cách đề cập và triển khai 4 điểm đã vạch ra.
a/ Thông minh và trí tuệ
Phụ nữ Việt Nam độc lập, tự chủ kinh tế của chính mình muốn.
Phụ nữ Việt Nam khéo léo trong ứng xử, tôn trọng người chồng và có tiếng nói riêng của mình trong gia đình.
b/ Ôn hòa và thùy mị
Phụ nữ Việt Nam ôn hòa như dòng nước chảy.
Phụ nữ Việt Nam dùng sự ôn nhu, nhân ái giải quyết những vấn đề rắc rối, phức tạp; đặc biệt là các mối quan hệ.
Phụ nữ Việt Nam với lòng bao dung giúp gia đình hòa thuận và hưng thịnh.
c/ Tâm hồn lương thiện
Người phụ nữ Việt Nam không đố kỵ, không giả dối hay phán xét người khác
Phẩm chất này khiến người phụ nữ Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế yêu quý.
d/ Đảm đang, tháo vát
Trong gia đình, họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái.
Ngoài xã hội, họ là người công dân, người lao động luôn có trách nhiệm với công việc của mình.
1.3. Kết bài
Tóm tắt lại đức tính của người phụ nữ Việt Nam và nêu cảm nghĩ của mình:
Người phụ nữ Việt Nam với những đức tính kể trên luôn là một hình tượng đẹp, đại diện cho con người Việt Nam và cho nét đẹp Việt Nam