nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Viết một bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí nói về sự ảo tưởng quá mức về bản thân
Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Dàn bài chung: 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài).
Đáp án cần chọn là: B
Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A.Khác nhau về nội dung nghị luận.
B.Khác nhau về hình thức.
C.Khác nhau về các thao tác.
D.Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận
+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Điểm khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?
A. Về nội dung.
B. Về phương pháp
C. Về thể loại.
D. Về ngôn ngữ diễn đạt.
- Điểm khác nhau cơ bản nhất của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lý là về nội dung.
+ “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
+ “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”
Đáp án cần chọn là: A
Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Khác nhau về nội dung nghị luận
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt
Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt
Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.
Đáp án cần chọn là: A
Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường đặt ra trực tiếp qua:
A. Một câu tục ngữ, ca dao.
B. Một câu danh ngôn.
C. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 150 chữ nghị luận về tư tưởng, đạo lí Hành Động
Dũng cảm là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm được biểu hiện bằng những hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Đó có thể là lòng dũng cảm của những vị anh hùng cứu nước, của những người chiến sĩ cách mạng dám dấn thân vào vòng vây của giặc, đứng hiên ngang trước mũi súng, làn bom vì mục đích cứu nước cứu dân cao cả. Đó cũng có thể là lòng dũng cảm của người con người bình thường dám đương đầu với khó khăn, dám thử sức mình với cái mới để tìm ra con người thành công cho bản thân và xã hội.
Xã hôi hiện nay có rất nhiều tấm gương hiệp sĩ nông dân tự nguyện đứng lên chống cướp, bắt cướp, đảm bảo an toàn cho người dân, tiêu biểu như nhóm hiệp sĩ ở các quận thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Có thể thấy, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của con người và cả xã hội.
Hiểu rõ điều đó, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung
A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.
B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai