Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Thu Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 8:24

Tham khảo:

Cách sử dụng từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm diễn tả tâm trạng của hổ một cách chi tiết.

Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình

 

Bình luận (0)
Thắng Phùng Quang
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 6 2020 lúc 7:45

a.  Câu nghi vẫn

- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.

- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.

- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.

- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 2 2022 lúc 20:41

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

Bình luận (1)
Khánh Dương
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
29 tháng 1 2023 lúc 17:57

Bạn đưa bài thơ lên nữa nhé.

Bình luận (0)
Bùi Phương Anh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 4 2020 lúc 20:23

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 4 2020 lúc 20:24

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2017 lúc 2:06

Tố Hữu dùng nhiều phép điệp khúc:

+ “Gì sâu bằng” và điệp ngữ “đâu”

Hai điệp khúc đã nêu ra sự ám ảnh lớn với người đọc: nỗi nhớ thương da diết, nỗi ám ảnh trong lòng người đọc

+ Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ:

- Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài

- Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân)

- Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

→ Tất cả cảm nhận sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết