Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ AE vuông góc với BD. Gọi F, G, H lần lượt là trung điểm của BE, DC, AE.
a) CMR: DHFG là hình bình hành.
b) CMR: \(\widehat{AFG}=90^0\)
Cho hình chữ nhật ABCD (AB > AD). Vẽ AE vuông góc với BD tại E.
a) CMR: ΔABE∼ΔDBA và AB^= BE. BD
b) Giả sử AE cắt BC, DC tại G và F. CMR EA^2 = EG. EF
c) Gọi I và H lần lượt là các trung điểm của BF và DG. CMR IH ⊥ EC
a) Ý 1: Dựa vào \(\widehat{AEB}=\widehat{DAB}=90^o\) và \(\widehat{ABD}\) chung, suy ra \(\Delta ABE~\Delta DBA\left(g.g\right)\)
Ý 2: Từ \(\Delta ABE~\Delta DBA\Rightarrow\dfrac{AB}{BD}=\dfrac{BE}{AB}\Rightarrow AB^2=BE.BD\)
b) Dễ thấy \(\widehat{DEF}=\widehat{BEG}=90^o\) và \(\widehat{DFE}=\widehat{EBG}\) (vì cùng phụ với \(\widehat{BDC}\)) nên suy ra \(\Delta EDF~\Delta EGB\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{ED}{EG}=\dfrac{EF}{EB}\) \(\Rightarrow EG.EF=ED.EB\) (1)
Mặt khác, dễ dàng cm \(\Delta EAD~\Delta EBA\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{EA}{EB}=\dfrac{ED}{EA}\) \(\Rightarrow EA^2=EB.ED\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow EA^2=EG.EF\left(=EB.ED\right)\)
c) Dễ thấy F là trực tâm của \(\Delta GBD\). \(\Delta GED\) vuông tại E có trung tuyến EH nên \(EH=\dfrac{1}{2}DG\). Tương tự suy ra \(CH=\dfrac{1}{2}DG\). Từ đó \(EH=DH\). Suy ra H nằm trên đường trung trực của đoạn CE (3)
Mặt khác, \(\Delta EBF\) vuông tại E có trung tuyến EI nên \(EI=\dfrac{1}{2}BF\). Tương tự, ta có \(CI=\dfrac{1}{2}BF\). Do đó \(EI=CI\) hay I nằm trên đường trung trực của đoạn CE (4)
Từ (3) và (4), suy ra HI là đường trung trực của đoạn CE, suy ra \(HI\perp CE\) (đpcm)
Cho hình chữ nhật ABCD (AB > AD). Vẽ AE vuông góc với BD tại E.
a) CMR: \(\Delta ABE\sim\Delta DBA\) và AB2 = BE. BD
b) Giả sử AE cắt BC, DC tại G và F. CMR EA2 = EG. EF
c) Gọi I và H lần lượt là các trung điểm của BF và DG. CMR IH ⊥ EC.
a: Xét ΔABE vuông tại E và ΔDBA vuông tại A có
góc ABE chung
=>ΔABE đồng dạng với ΔDBA
=>BA/BD=BE/BA
=>BA^2=BD*BE
b: Xét ΔEDF vuông tại E và ΔEGB vuông tại E có
góc EDF=góc EGB
=>ΔEDF đồng dạng với ΔEGB
=>ED/EG=EF/EB
=>ED*EB=EG*EF
=>EG*EF=AE^2
em có 4 bài sau ạ :)
Mai em đi học r ạ
1. Cho Tam giác ABC ; D,E lần lượt thuộc AB , AC sao cho BD=CE. M,N,I,K lần lượt là trung điểm BE,CD,DE, BC.
CMR : IK vuông góc MN
2. Cho Hình bình hành ABCD. Bên ngoài , vẽ hình vuông có cạnh AB,BC, CD và DA riêng biệt, Điểm trung tâm lần lượt là E,F,G, H riêng biệt. CMR EFGH là hình vuông
3. cho tứ giác ABCD , góc ADC + góc BCD = 90 độ , AD=BC
I,N,J,M là trung điểm của AB,AC,CD,BD riêng biệt. CMR INJM là hình vuông
4.Cho hình chữ nhật ABCD, BE vuông góc AC ( E thuộc AC) , I là trung điểm AE, M là trung điểm CD
a) Nếu H là trung điểm BE , chứng minh CH song song IM
b) Góc BIM =?
Em cám ơn ạ
Cho hình chữ nhật ABCD (AB>BC). Kẻ AE vuông góc BD tại E. AE cắt BC, CD lần lượt lại G, F. Gọi I, H là trung điểm của BF, DG. Chứng minh IH vuông góc EC.
Cho hình chữ nhật ABCD, Kẻ AH vuông gó với BD tại H. Gọi E, F lần lượt là trung điểm DH , BC. chứng minh AE vuông góc với ED
Bạn kẻ hình nhanh đi rùi mk làm cho nha
Bai 1 : Cho hình bình hành ABCD ; góc BAD = 120 độ ; AB = 2 AD
a) CMR: Tia phân giác của góc ADC đi qua trung điểm E của AB .
b) Gọi F là trung điểm DC . CMR tam giác ADF đều và AD vuông góc với AC
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB . Gọi M là trung điểm AD. Kẻ CE vuông góc với AB ; E nằm giữa A và B . CMR: góc EMD = 3 góc AEM
Bìa 3: Cho tam giác ABC vuông tại A . Đường cao AH . Từ H kẻ HE , HF vuông góc với AB và AC . Kẻ AI vuông góc với EF ( I \(\in\)BC). CMR: a) I là trung điểm BC
b) Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường cao AH. Gọi E, F lần lượt là các hình chiếu của H xuống AB, AC. Gọi I là trung điểm của BC. CMR: AI vuông góc với EF.
Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A . D bất kì thuộc BC . Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt AB và AC lần lượt tại E,F . Gọi I,K lần lượt là trung điểm của BE và CF .
a) CMR: AKDI là hình bình hành
b) Nêu thêm điều kiện của tam giác ABC và của điểm D để DIAK là hình vuông
Bài 3: Cho hình chữ nhật ABCD, Kẻ BH vuông góc AC. Gọi F, E, G lần lượt là trung điểm BH, AH, DC.
a)Chứng minh EFCG là hình bình hành ( đã làm được)
b)Cm: góc BEG bằng 90 độ
Cho hình chữ nhật ABCD (AD<AB). Gọi O là giao của AC và BD. Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với BD cắt AB,DC,BC tại M,N,T. Qua M vẽ dường thẳng song song với AC cắt DA,BD tại E,I, vẽ hình chữ nhật AEFM. CMR:
a;CMR AF//DB
b;CMR F và C đối xứng qua I
c;Gọi H,G là trung điểm của AB;DC. CMR TG vuông góc với MH