tập làm văn: cảm nghĩ về thầy cô
ai giúp mik với :((
Tập làm văn : Luyện tập về văn biếu cảm
* Dạng đề : Cảm nghĩ về con người
Mọi người giúp em với ạ cho những bài tham khảo thôi ạ với lại ngày mai thi học kì rồi giúp em với
( Người thân , bạn bè , thầy cô )
Viết bài tập làm văn cảm nghĩ về thầy, cô giáo,những "người lái đò " đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.
mn giúp mình với nhé cảm ơn mn!
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
giúp mình với mn ơi
b trường nào đấy
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 câu) với các đề sau:
Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.Cảm nghĩ về tình bạn.Cảm nghĩ về sách vở mik học hàng ngày.Cảm nghĩ về một món quà mà em được nhận thời thơ ấu.Mí bạn giúp mik với nha! 9 bạn làm hay và nhanh nhất nhận 6 tick, chậm hơn thì chỉ 1 tick thôi nhé!
Đề 2 : Cảm nghĩ về tình bạn
Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có dc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.
Bài 2:Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.Tình bạn là gì? Tình bạn là khi chúng ta có cảm giác thân thiết với một người nào đó, và tình bạn thời học sinh chủ yêu là tình bạn của những người bạn học trong cùng một lớp và ngồi gần nhau. Khi đó, chúng ta có rất nhiều những thứ gần nhau và có cùng những mục tiêu giống nhau. Có những khi, tình bạn của chúng ta bắt đầu khi những người bạn chúng ta cùng nhau nắm tay đi học, là khi chúng ta gọi nhau í ới chỉ vè một mục đích đơn giản là cùng nhau làm những công việc như đi mua đồ ăn hay đi ngắm cảnh. Điều đó đã làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.Và với mỗi chúng ta, tình bạn là những điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Có tình bạn, chúng ta đã có được rất nhiều những kí ức của tuổi thơ và đó chính là những điều quan trọng nhất của cuộc sống. Những bông hoa tươi đẹp nhất cũng không thể so sánh với tình bạn đẹp được và chúng ta mỗi người hãy cùng nhau giữ lấy những tình bạn quan trọng nhất của mình nhé!
Bài 3:
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Bài 4:
Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt.Nó giống như một chiếc hôm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là: con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó.
. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Nhưng lúc buồn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bê tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói: búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng: trên đời này không có gì là không thể làm được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là: ngôi sao xanh – ngôi sao mang đến niềm hi vọng.Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thần diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tòi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đố, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.
Đè 1 :
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
Viết bài tập làm văn số 3-Văn biểu cảm
đề bài: cảm nghĩ về người thân( về mẹ nha)
Làm giúp mình với.
Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta, mẹ chăm lo cho ta từng bữa ăn, giấc ngủ và dạy ta nhiều điều để ta vững bước trên đường đời. Những lời hát ru và dòng sữa mát lành của mẹ luôn in đậm trong ký ức và tiềm thức của mỗi chúng ta.
Đối với riêng tôi, đứa trẻ không còn mẹ khi lên 3 tuổi thì ký ức của tôi về mẹ không nhiều. Đó chỉ là những cảm giác thân thuộc và gần gũi khi ai đó nhắc đến mẹ. Người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là người cha thân yêu của tôi. Bởi cha vừa là cha, vừa thay mẹ chăm sóc tôi, nuôi dạy tôi nên người. Sáng nào cha cũng dạy rất sớm chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Biết con gái thích ăn cơm rang nên buổi tối hôm trước cha thường nấu nhiều cơm để sáng hôm sau có cơm nguội rang cho tôi. Cơm rang cha làm, tôi lúc nào cũng ăn được hai bát. Không những vậy, cha tôi thường chuẩn bị quần áo cho tôi mặc đi học. Cha luôn dạy tôi rằng, là con gái luôn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, vậy nên quần áo của tôi dù không nhiều những bộ nào cũng được cha tôi giặt và là phẳng rồi treo sẵn trong tủ cho tôi. Ăn sáng và mặc quần áo xong cha trở tôi đi học trên chiếc xe máy mà ông nội đã để lại cho cha khi ông qua đời. Chiếc xe đó dù đã cũ những đó là tất cả tài sản của hai cha con tôi. Nhà tôi ở xa trường, đường thì khó đi nên ngày nào cha cũng trở tôi đi học rồi lại đón tôi về. Dù trời nắng hay trời mưa, có lần khi trở đi tôi đi học về do đường trơn nên cha bị ngã xe nặng lắm, vậy nhưng chưa bao giờ cha cảm thấy vất vả và cáu gắt lên với tôi. Đã có lần tôi trách cha vì đến đón tôi muộn để tôi phải chờ và bị đói nhưng cha cũng chỉ mỉm cười và nói xin lỗi tôi. Tôi thực sự cảm thấy thương cha tôi vô cùng.
Cuộc sống của hai cha con cũng vất vả, ngoài lo việc gia đình cha tôi làm công việc chính là thợ xây. Những ngôi nhà gần nhà tôi cũng có một phần tay cha tôi xây nên. Tôi luôn tự hào về người cha đáng kính của tôi. Mặc dù mẹ tôi không còn nữa, dù đôi khi tôi cảm thấy tủi thân và thiệt thòi nhưng suy nghĩ đó của tôi chỉ là thoáng qua bởi bên cạnh tôi luôn có một người mẹ thứ hai là cha tôi. Dù là con gái nhưng chuyện gì tôi cũng tâm sự với cha, có những lúc cha ủng hộ suy nghĩ của tôi nhưng cũng có những lúc cha cho tôi những lời khuyên bổ ích để tôi biết tôi làm thế đúng hay sai? Cha thay mẹ chăm sóc cho tôi mọi thứ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cha tôi khéo tay lắm, món gì cha cũng nấu rất ngon nhất là món thịt kho tàu, khi nào cha nấu món này thì tôi ăn được rất nhiều cơm. Buổi tối, trước khi đi ngủ cha luôn dặn tôi rằng phải sắp xếp sách vở trước để chuẩn bị cho ngày hôm sau, nếu mai có dạy muộn thì cũng không bị quên sách vở. Những lời dạy của cha đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Là con gái nên có những lúc tôi nhớ mẹ da diết, nhưng rồi nhanh chóng tôi lại nghĩ đến cha tôi và vui lên. Có cha ở bên cạnh, tôi thấy mình có đủ sức mạnh để vượt qua và làm được mọi thứ.
Trong suy nghĩ của tôi, cha là một người tuyệt vời nhất trên thế gian. Dù cuộc sống có vất vả thế nào thì tôi luôn tự dặn lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để cha luôn cảm thấy hãnh diện về tôi. Tôi sẽ luôn nghe lời cha và không bao giờ làm cha buồn lòng để cha luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc bên tôi.
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn hc tốt!
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi ***** rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của ***** ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.
Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài con rồng cháu tiên và thầy bói xem voi ( khoản 150 chữ )
giúp mik với!
A. Mở bài Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Con Rồng Cháu Tiên
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.
B. Thân bài Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên
Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.
Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.
Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.
Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.
Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.
Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.
Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Kết luận bài văn Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên.
Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.
các bạn giúp mik với ; đề bài là viết cảm nghĩ của em về thầy giáo chu văn an 3 mặt đánh máy word
thank you các bạn đã giúp mik
đề phòng các bạn nghĩ mik chép mik đảm bảo 100% ko chép
? mik ko hiểu đề nốt
ddanh máy 3 trang viết cảm nghĩ của em về thầy chu văn an
1.cảm thụ về nhân vật dế mèn(bài học đường đời đầu tiên)
2.nêu cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha-Men(buổi học cuối cùng )
3.nêu cảm thụ về nhân vật Ph-răng(buổi học cuối cùng)
4.nêu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương ( bức tranh của em gái tôi)
5.nêu cảm nghĩ về nhân vật anh trai (bức tranh của em gái tôi)
Chỉ có 5 đề thôi, nếu các bạn thấy dài quá thì làm 1 đề thôi cx đc, giúp mik nhé, mai mình thi r ,tất cả văn bản này nằm trong sách lớp 6,tập hai nhé
Đề 1: cảm nghĩ về ông/bà
Đề2: cảm nghĩ về cha/mẹ
Đề3: cảm nghĩ về thầy cô
Đề4: cảm nghĩ về 1 người bạn mới quen
Giúp mik nha
Đề 3:
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
2)
Mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng em thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ!Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. "Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ " Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng. Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi. Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. “Mẹ như biển cả mênh mông Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.1)
Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.
Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.
Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:
“Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi má lót lá mà nằm”
Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.
Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.
Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.
Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!
Các pạn giúp mk làm pài nài nha mai mik kỉm tra òy
Cảm nghĩ về 1 bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ Văn lp 7 tập I ( Sách cũ nha )
Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dần gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên… để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.
Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện… ngủ (!) Rõ là con người lắm thói hư tật xấu, rất đáng chê cười.
Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bái ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi – tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?! Bài ca dao thứ hai nhại lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm Thúy. Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì ? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy. Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán ***** Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!) Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Sô cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu. Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự. Bài ca dao thứ ba vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ. Mỗi con vật tượng trưng cho một loại người, một hạng người trong xã hội. Con cò tượng trưng cho người nông dân nghèo. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ có máu mặt như lí trưởng, chánh tổng và đám chức dịch trong làng. Lũ chim ri, chào mào gợi liên tưởng tới bọn cai lệ, lính lệ tay sai; Chim chích giống như anh mõ chuyên đi rao việc làng trong các tích chèo cổ. Người xưa chọn các con vật để “đóng vai” như thế là nhằm mục đích mượn thế giới loài vật để nói về xã hội loài người (giống truyện ngụ ngôn). Từng con vật với những đặc điểm riêng là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho từng loại người, hạng người trong xã hội phong kiến đương thời. Do vậy mà nội dung châm biếm, phê phán của bài ca dao trở nên kín đáo hơn, sâu sắc hơn. Cảnh được miêu tả hoàn toàn trái ngược với cảnh tượng thường thấy ở một đám ma. Cuộc đánh chén lu bù, vui vẻ diễn ra trọng không khí tang tóc. Con cò có thể chết vì đói khát, vì bệnh tật nhưng cái chết thương tâm của nó lại bị biến thành dịp kiếm chác béo bở cho những kẻ bất nhân, bất nghĩa. Bài ca dao châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Tàn dư của hủ tục ấy đến nay vẫn còn, chúng ta cần phê phán mạnh mẽ để loại trừ nó ra khỏi đời sống văn minh. Bài ca dao thứ tư miêu tả chận dung anh chàng cai lệ – kẻ đứng đầu đám lính canh gác và phục dịch ở phủ, huyện thời xưa. Chỉ cần phác họa vài nét là bức biếm họa sinh động về chân dung cậu cai đã hiện lên đầy đủ trước mắt người đọc. Trước tiên phải kể đến cái bề ngoài nhố nhăng của cậu cai. Đầu đội nón dấu lông gà, chứng tỏ cậu cai là lính, nhưng chỉ tiết ngón tay đeo nhẫn lại đặc tả tính thích phô trương, làm dáng và trai lơ của cậu. Tính cách này cũng được miêu tả trong một số bài ca dao khác, ví dụ như: Cậu cai buông áo em ra, Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa… Lâu lâu được các quan phủ, quan huyện sai phái đi làm một công việc nào đấy, dù là việc vặt thì cậu cai cũng coi đó là dịp may để phô trương “quyền lực”. Khổ nỗi về hình thức, cậu chẳng có cái gì ra hồn để thị oai với thiên hạ. Do vậy mà cậu phải vất vả xoay sở sao cho đủ bộ: Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Chính cách ăn mặc xộc xệch, tạm bợ ấy tự nó đã nói lên cái thân phận bé mọn đến thảm hại của kẻ đầy tớ chôn công đường. Đã vậy mà cậu cai vẫn còn cố khoe mẽ, vênh váo, cáo mượn oai hùm để bắt nạt người dẫn nghèo thấp cổ bé họng. Nghệ thuật trào lộng trong bài ca dao này thật đặc sắc. Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể. Chân dung cậu cai được “định nghĩa” vẻn vẹn trong hai dòng lục bát và cái gọi là uy quyền của cậu cai tất tật cũng chỉ có bấy nhiêu thôi. Bài ca đặc tả chân dung nhân vật bằng vài nét “điểm chỉ” rất chọn lọc và đắc địa. Qua trang phục và công việc, cậu cai xuất hiện như một kẻ bắng nhắng, đáng cười. Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại để châm biếm cái gọi là quyền hành và thân phận thảm hại của cậu cai. Chi tiết : Ba năm được một chuyến sai là phóng đại. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê cũng là phóng đại. Thế nhưng đằng sau chuyện như đùa ấy lại là một sự thật khác: Cậu cai đã bỏ tiền túi ra thuê mướn áo quần, thì chắc “cậu” phải kiếm chác ra trò để gỡ gạc lại cho bõ chuyến sai ba năm mới có một lần. Thời trước, tiếp xúc với hạng cai đội, dân nghèo thường phải chịu sự sách nhiễu của chúng. Vì vậy, họ rất hiểu và coi thường hạng người này. Bức biếm họa bằng ngôn ngữ đã thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với đám tay sai của giai cấp phong kiến thống trị.