Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013
(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là
A. Kết hợp
B. Tròn
C. Cột ghép
D. Đường
Đáp án: C
Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” ⇒ so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị). Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép ⇒ Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh năm 2010 của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 – 2013
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Vùng |
2005 |
2010 |
2011 |
2013 |
Đồng bằng sông Hồng |
115 352,3 |
185 286,1 |
195 633,5 |
217 079,4 |
Đông Nam Bộ |
73 077,4 |
128 663,4 |
125 603,2 |
142 326,6 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là
A. Kết hợp.
B. Tròn.
C. Cột ghép.
D. Đường.
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án: Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” => so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị)
=> Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép
=> Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013
(Đơn vị: tỉ đồng)
Nhận xét đúng nhất về giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là
A. Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng nhanh hơn Đông Nam Bộ.
B. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của cả 2 ngành tăng liên tục qua các năm.
C. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần.
D. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ có xu hướng giảm mạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng của 2 vùng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng khác nhau:
+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục và tăng thêm 101 727,1 tỉ đồng (tăng gấp khoảng 1,9 lần).
+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng nhưng không ổn định (2005 – 2010; 2011 - 2013 tăng và 2010 – 2011 giảm). Tăng thêm 69 249,2 tỉ đồng (tăng gấp 1,9 lần).
- Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng (194,8% so với 188,2%).
Như vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần là đáp án đúng nhất.
So sánh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở vùng Đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp | Nông nghiệp |
Đông Nam Bộ: - Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. + TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. ĐB Sông Cửu Long: -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002). - Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... | Đồng bằng Nam Bộ: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều… + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn quả cũng được chú ý phát triển. + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2, 3 lần trung bình cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh + Chiếm 50% sản lượng thủy sản của cả nước,nghề nuôi tôm cá xuất khẩu phát triển mạnh + Nghề rừng giữ vị trí quan trọng nhất là rừng ngập mặn |
so sánh công nghiệp của đồng bằng sông hồng và trung du miền núi bắc bộ
1)nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long . Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
2) kể tên các ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ . Tại sao các ngành công nghiệp lại tập trung ở TP HCM?
Mong mọi người giúp mình ❤️❤️❤️❤️
Ai đoá giúp tuiii điiii mai thi gòiiiiiii😭🥲🤦♀️
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) và các kiến thức đã học, em hãy:
a) Kể tên 3 trung công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ .Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng này.
b) Cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì về tự nhiên để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?
Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
Tại vì đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.
– Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
– Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
– Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
– Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.
– Có các vùng kinh tế trọng điểm.
– Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên…