Những câu hỏi liên quan
Bùi Thảo
Xem chi tiết
✪ ω ✪Mùa⚜  hoa⚜ phượng⚜...
27 tháng 4 2021 lúc 22:27

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Bình luận (0)
Phạm Thị Huyền
5 tháng 8 2021 lúc 16:30
Rfvhyreyffj
Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
•ℳưα ⁀ᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
5 tháng 8 2021 lúc 9:44
Tự làm đi còn cái nịt nhá bạn
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Minh
5 tháng 8 2021 lúc 16:05

tự làm nhóa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Lân
5 tháng 8 2021 lúc 20:51

Cô Tô là một bài kí hay và đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, trong đó em ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Thật vậy trước hết, bầu trời Cô Tô sau trận bão được tác giả miêu tả qua hình ảnh so sánh: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” đã làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tinh khôi của Cô Tô. Bên cạch đó, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân về hình ảnh mặt trời mọc được khắc họa thật độc đáo. Ông đã sử dụng một loạt các tính từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dạng. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng thành công các biện pháp so sánh, ẩn dụ nhằm đặc tả hình ảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô vừa rực rỡ, vừa kì vĩ, vừa tráng lệ nhưng lại vô cùn gần gũi, ấm áp. Qua đó, người đọc cảm nhận được khả năng quan sát tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện cũng như tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con  người vùng biển đảo Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Như vậy, qua bài kí Cô Tô, tác giả đã giúp em thêm hiểu biết, thêm yêu và tự hào về vùng biển đảo quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nhật Tấn
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 16:47

Tham khảo:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em (tg) là tình cảm thiêng liêng (tl). Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

Bình luận (2)
Nguyễn Mai Trang
Xem chi tiết
Sung Gay
26 tháng 4 2022 lúc 20:49

Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :

 

Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:

+ Nhân vật quan phụ mẫu.

-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).

- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)

- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)

- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

Bình luận (0)
Dương Đình Hưởng
Xem chi tiết
I don
13 tháng 7 2018 lúc 7:41

Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!

Bình luận (1)
tuan nguyen
29 tháng 7 2021 lúc 16:47

Mình cũng đang hỏi nè

Bình luận (0)
Tô Thị Phúc Anh
Xem chi tiết
Enomoto Azusa
2 tháng 1 2022 lúc 10:17

Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Bình luận (0)
LTQAKai
Xem chi tiết
LTQAKai
27 tháng 7 2021 lúc 19:41

Ai giúp mình với
 

 

Bình luận (0)
Chanhh
Xem chi tiết
thảo nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 21:59

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

Bình luận (0)
Lelemalin
Xem chi tiết