Những câu hỏi liên quan
T làm đ có tên
Xem chi tiết
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:36

bọn m search google xem Đèo Ngang có đẹp không

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:37

NG buồn cảnh có vui đâu bao giờ ??

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
11 tháng 11 2019 lúc 13:56

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ "Qua đèo Ngang" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có "tiều vài chú" kết hợp với từ láy "lom khom" dưới núi. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

"Qua đèo Ngang" là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
1 tháng 12 2016 lúc 20:13

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho đời những bài thơ nổi tiếng về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Một trong số đó là bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp .
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như “tiếng hát xa” văng vẳng trong không gian yên lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác như nhẹ đi và xua tan mọi âu lo phiền muộn.
“ Tiếng suối” trong thơ của Bác là tiếng hát êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya ở chiến khu trở nên ấm áp hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.
Trong “tiếng hát” ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chắc, rồi tất cả hòa lẫn với những đóa hoa rừng.
“ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng, lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp. Chỉ với hai câu thơ, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh tinh tế cùng cách dùng điệp ngữ “lồng” một cách thật tài tình, Bác đã nhân hóa các sự vật để vẽ lên một bức tranh sống động về cảnh đẹp dưới trăng của núi rừng Việt Bắc.
Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tầm hồn của một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân trước cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tâm hồn thi sĩ trong Bác đã rung động, thao thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cao hơn, sâu xa hơn chính là sự thao thức của tâm hồn chiến sĩ trong Bác.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai tiếng “chưa ngủ” được điệp lại hai lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Bác thao thức, lo lắng vì công cuộc kháng chiến của quân và dân ta, vì nền độc lập tự do của tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong thời kì khó khăn, ác liệt chính là nỗi niềm thao thức trong lòng Bác.
Để lại cho chúng ta một cảm xúc khó tả.Mỗi một câu thơ là một cảm xúc ,nỗi niềm của một Người cha, Người thầy của dân tộc Tóm lại, bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác,và cao hơn hết là tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của người.
Càng đọc, càng ngẫm nghĩ em càng khâm phục tâm hồn và con người của Bác.Ở Bác hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất và tính cách của một bậc vĩ nhân. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo và là cho sự phấn đấu và rèn luyện của bản thân em.

Bình luận (2)
Phương Thảo
1 tháng 12 2016 lúc 20:14

Đèo Ngang- địa danh gắn liền với sự ra đời của triều Nguyễn qua câu thơ “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đèo Ngang còn tồn tại trong kí ức những người yêu thơ văn qua bài “Qua Đèo Ngang” được bà Huyện Thanh Quan - một phụ nữ Việt Nam giỏi chữ, sống vào thời cuối nhà Lê, đầu đời Nguyễn – sáng tác nhân dịp đi qua Đèo Ngang khi vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Ngay từ đầu bài thơ , cảnh vật ở đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt thật khoáng đạt, thật hữu tình nhưng cũng thật hoang vu và hiu hắt . Chỉ có “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” trông thật hoang sơ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả về không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của đèo Ngang không phải không tồn tại sự sống. Vẫn có người, có chợ, nhưng thưa thớt quá, tiều tụy quá. “ Lom khom” vài chú tiều đang uể oải trở về nhà. “Lác đác” vài nhà chợ ở ven sông. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn, mà trái lại càng làm tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà , nhớ quê.
Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng khắc khoải của nhà thơ ? Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng , ta với ta”
Đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé . Nỗi buồn của con người cũng như cô đặc lại.Không người chia xẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ gặm nhấm một mình, “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao.
Bằng cách dùng điệp ngữ, điệp từ, dùng những từ láy âm giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ, nhân hóa, Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn , nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.

Bình luận (0)
Cửu vĩ linh hồ Kurama
1 tháng 12 2016 lúc 20:24
Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác. Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề. Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bình luận (1)
you
Xem chi tiết
nameless
28 tháng 1 2020 lúc 20:12

Bài tập Tết của bạn à ? Chứ học kì 2 thì không có viết cái này nữa :/

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
28 tháng 1 2020 lúc 20:16

trả lời:

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan-39237n.aspx

bạn vào link trên và tham khảo làm bài 

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ღŤ.Ť.Đღ
28 tháng 1 2020 lúc 20:20

Nhảy qua đèo ngang không lấy đà
Đập đầu vào đá máu tuôn ra
Lom khom xuống núi tìm y tá
Y tá theo trai không có nhà
Thiếu máu đau đầu em sắp chết
Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai
Khắc lên bia mộ dòng thông báo
NHẢY QUA ĐÈO NGANG NHỚ LẤY ĐÀ =))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...
2 tháng 8 2021 lúc 16:14

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống trong nửa đầu thế kỉ XIX, quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”.

Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.

Bà chỉ còn để lại sáu bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ, Tức cảnh chiều thu.

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.

Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà Huyện Thanh Quan sáng tác bài Qua Đèo Ngang. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.

Lần dầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thìa. Câu hai tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa, đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang hai trăm năm về trước:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đôi và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng trên cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động.là “lom khom”, đang vất vả gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà, chợ bên sống thưa thớt, lác đác, chỉ mấy cái lều chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” là để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cảnh thật hoang vắng, heo hút, buồn, hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo, nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con quốc quốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng” chứng tỏ nỗi buồn thấm thìa vào chín tầng sâu cõi lòng, tỏa rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương, sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhớ kinh kì Thăng Long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bốn phía., rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Tác giả đã lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đểcực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà:

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Qua Đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kì thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ da dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mĩ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ của một thời và mãi mãi, bài thơ non nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lại Thanh Tùng
2 tháng 8 2021 lúc 15:53

Ai đã từng đi trên con đường xuyên Việt, hẳn đều biết đến đèo Ngang. Đây là một đèo khá dài và cao, nằm vắt ngang sườn núi cheo leo, hiểm trở của khúc cuối dãy Hoành Sơn, trước khi đâm ra biển. Lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ được thưởng thức cảnh đẹp thuyệt vời củ thiên nhiên hùng vĩ: núi non điệp trùng, đại dương bao la, trời cao thăm thẳm. Đèo Ngang là ranh giời tự nhiên giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thuở xưa, bao người vào kinh đô Huế để thi cử hay làm việc cho triều đình phong kiến đã đi qua đèo này rồi xúc cảm trước vẻ đẹp của nó mà làm thơ ca ngợi. Bà Huyện Thanh Quan trong dịp từ Thăng Long vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập đã sáng tác bài Qua đèo Ngang.

Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua. Có thể coi đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ sáng tác về thắng cảnh đèo Ngang.

Câu thơ đầu tiên (phá đề) nói đến thời điểm tác giả đặt chân đến đây:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Đó là lúc mặt trời đang lặn. Phía tây chỉ còn chút nắng hắt những tia sáng yếu ớt lên nền trời đang sẫm dần. Thời điểm này rất dễ gợi buồn, nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương.

Tuy vậy, trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra thiên nhiên đẹp như tranh:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Cỏ cây, hoa lá chen nhau mọc bên đá núi. Linh hồn của tạo vật như thấp thoáng sau từng chữ. Điệp từ chen trong các vế đối: cây chen đá, lá chen hoa gợi lên sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang sơ. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng không đủ làm sáng lên khung cảnh núi non lúc ngày tàn, đêm xuống.

Giữa bối cảnh thiên nhiên bao la ấy, thấp thoáng bóng dáng con người và hơi hướng cuộc sống những cũng chỉ ít ỏi, mờ nhạt, xa vời:

Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhà thơ đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh đặc trưng của cảnh vật và con người ở đèo Ngang. Dáng vẻ lom khom của mấy chú tiều hái củi sườn non khiến cho con người càng thêm nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Chợ vốn là nơi biểu hiện đời sống của một cộng đồng làng xã nên thường tấp nập đông vui, nhưng ở đây nó chỉ là mấy túp lều xơ xác bên sông…

Cái lạnh lẽo, trống trải bao chùm lên cảnh vật, gieo một nỗi buồn thấm thía trong lòng người:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,     
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Giữa không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối ấy, vẳng lên tiếng chim cuốc khắc khoải, tiếng chim gia gia não ruột. Đó là những âm thanh có thật mà cũng có thể là tiếng vọng từ tâm trạng chất chứa nỗi buồn thời cuộc của nhà thơ. Bà đã mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ (từ đồng âm khác nghĩa) để nói lên lòng mình trước cảnh vật. Tiếng chim kêu không làm cảnh vật vui lên thêm chút nào mà lại làm tăng phần quạnh quẽ, cô liêu. Phải chăng tiếng chim chính là tiếng lòng của kẻ đang mang nặng tâm trạng u buồn, hoài vọng, nhớ nước, thương nhà?!

Hồn cảnh, hồn người như có nét tương đồng, cho dù về hình thức hoàn toàn tương phản. Cái bao la, vô tận của non nước tô đậm cái cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Quả là một nỗi buồn khó san sẻ, giãi bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót : ta với ta. Chỉ có ta hiểu tâm sự của ta mà thôi ! vì thế nên nỗi cô đơn càng tăng lên gấp bội.

Bài thơ Qua đèo Ngang tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị trước thử thách của thời gian. Bao người yêu thơ thuộc lòng bài thơ này và khâm phục tài năng của tác giả. Thể thơ Đường luật kiểu cách, sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngũ giản dị, trong sáng và những hình ảnh dân dã quen thuộc. Đọc bài thơ, chúng ta thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...
2 tháng 8 2021 lúc 15:57

Trên một trăm năm mươi năm trước, có thể trong dịp vào Huế nhận chức Cung trung giáo tập, chức nữ quan dạy học cho các cung nữ, Bà Huyện Thanh Quan đã sáng tác bài Qua Đèo Ngang, một bài thơ hay, một bức tranh tâm trạng “nhớ nước”, “thương nhà” độc đáo.

Bốn câu đầu bài thơ tả cảnh:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sống chợ mấy nhà.

Tác giả đến Đèo Ngang vào lúc chiều tà bóng xế, cảnh đẹp nhưng buồn. Ởđây, cỏ cây hoa lá chen chúc, xô bồ. Lốiđiệp từ (chen), điệp vần (lá, đá, hoa) gợi nét hỗn độn, hoang vu của một vùng núi non hiểm trở. Bà đưa mắt nhìn xuống dưới núi, bên sống. Bóng dáng con người thấp thoáng nhỏ bé, thưa thớt lác đác, lom khom, tiều vài chú, chợ mấy nhà.

Cảnh vật ấy đủ để nhà thơ cảm nhận một cách sâu lắng cái buồn vắng quạnh hiu của một chiều tà ở miền sơn cước.

Bốn câu sau bài thơ mượn cảnh tả tình, nói lên tâm sự của tác giả trước cảnh ấy.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riềng ta với ta.

Lúc chiều tà trên đèo vắng, tiếng cuốc kêu khắc khoải, tiếng đa đa vô hồi thắt quặn trong lòng nhà thơ càng gợi thêm nỗi niềm vời vợi nhớ thương. Bà nhớ nhà, nhớ quê, nhớ một thời vàng son nào đó đã qua trong một nỗi niềm cô quạnh buồn thương man mác của tâm hồn.

Khép lại bài thơ là hình ảnh bé nhỏ của nữ sĩ trước mặt là “trời non nước” vô tình như mở rộng ra đến vô tận. Chính vì vậy, bà cảm thấy cô đơn, quạnh quẽ, đành quay về với chính mình, đối diện với chính mình “ta với ta”. Hai chữ “ta” nhưng vẫn chỉ có “một mảnh tình riêng” nghĩa là vẫn chỉ có một người. Điều này đủ thể hiện nỗi cô đơn cùng cực của nữ sĩ khi ấy.

Về mặt nghệ thuật, Qua Đèo Ngang thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật, một thể thơ vốn kiểu cách, sang trọng. Thế nhưng với ngòi bút tài hoa điêu luyện của tác giả, bài thơ có ngôn ngữ giản dị, trong sáng này đã trở nên gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người. Bài thơ khiến ta thêm yêu đất nước với bao cảnh đẹp tình sâu và thêm trân trọng những hồn thơ rung động diệu kì trước những bức tranh non sống gấm vóc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
siddharth sukla
Xem chi tiết
Cherry Vũ
29 tháng 11 2016 lúc 19:58

A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA CỦA BA
10 tháng 12 2016 lúc 12:57

I. DÀN Ý
1. Mở bài:

– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).

– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.

2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.


* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.

* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.


* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.


+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.


3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

Bình luận (0)
Oanh
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 20:00

Tham khảo nhé !

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ " Cảnh khuya ".

Thân bài:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm :  Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

 - Nêu khát quát nội dung bài thơ :  Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.Cùng với đó, người cũng không quên no cho nước, cho dân, đắm chìm trong nỗi ưu tư về nước nhà.

* Phân tích bài thơ

- Miêu tả cảnh đêm trăng rừng êm đềm, thơ mộng

+ Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

+ Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

 Kết bài:

- Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.

Bình luận (0)
lê thị hương giang
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
29 tháng 11 2016 lúc 13:19

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?
 

Bình luận (1)
Lưu Hạ Vy
26 tháng 11 2016 lúc 20:32

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !

Bình luận (2)
Hồng Hạnh pipi
26 tháng 11 2016 lúc 21:05

bạn tham khảo bài của bạn Ki bo ấy. Bài hay lắm

Bình luận (0)
trần châu
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Việt
16 tháng 11 2016 lúc 20:32

kho bít

 

Bình luận (0)
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 19:44

Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ tài năng. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. “Qua đèo Ngang” là một trong những bài thơ như thế.
Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người. Vì thế bài thơ tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm ấy đồng thời nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.
Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”

Đó là lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía.

Câu thơ thứ hai tả cảnh sắc ở đèo Ngang với cỏ cây, lá, hoa… đá:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa” làm cho câu thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước. Nơi ấy chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Hai câu thơ tiếp theo, nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng”, nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Trong lòng người lữ khách nỗi “nhớ nước”, nhí kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhí chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!
Hai câu thơ cuối bài tâm trang nhớ quê, nhớ nhà càng bộc lộ rõ:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.

Có thể nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua từng dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Vì thế bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi.

Bình luận (1)
Đăng chu quang
16 tháng 11 2016 lúc 19:50

CHỊU

Bình luận (0)
T làm đ có tên
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
10 tháng 11 2019 lúc 21:05

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man ma, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:09

Mình bảo là không quá 10 dòng rồi mà -_-

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Toán học is my best:))
10 tháng 11 2019 lúc 21:11

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

thông cảm văn mik viết ko dc hay như bạn hoàng hôn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa