Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2019 lúc 15:54

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử....

- Nguyên nhân:

+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.

+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông....

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:05

– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp: giảm tỉ trọng các ngành luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử,..
– Do những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất các vật liệu mới, công nghệ thông tin nên Hoa Kì đã đầu tư phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại là những ngành có lợi nhuận cao.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 7 2017 lúc 1:55

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử.... (1 điểm)

   - Nguyên nhân:

   + Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển. (0,5 điểm)

   + Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông,… (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Mai linh
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
18 tháng 12 2021 lúc 6:16

Cơ cấu ngành công nghiệp:

- Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp hiện đại (hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin).

- Nguyên nhân:

+ Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống nhằm tiết kiệm và dự trữ tài nguyên, các ngành này cần nhiều lao động và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển.

+ Các ngành công nghiệp hiện đại tăng nhanh do Hoa Kì có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao nên đã đầu tư phát triển.

* Không gian sản xuất công nghiệp:

- Trước đây tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay, mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương hình thành vành đai công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”.

- Nguyên nhân:

+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa, xu hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới. Hoa kì đạt được nhiều thành tựu về khoa học và công nghệ.

+ Vùng công nghiệp Đông Bắc đã phát triển lâu đời, nguồn tài nguyên suy giảm, một số ngành công nghiệp không phù hợp, sức cạnh tranh hạn chế, môi trường bị ô nhiễm.

+ Khu vực phía Nam và ven Thái Bình Dương có nhiều thuận lợi: khí hậu, cơ sở hạ tầng được chú trọng xây dựng, mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước Châu Á – Thái Bình Dương và các châu lục khác.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 10 2019 lúc 8:56

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ: giảm giá trị tương đối của ngành công nghiệp, tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ.

- Xu hướng phát triển kinh tế: xây dụng nên kinh tế tự chủ, xây dựng nền công nghiệp hiện đại.

Bình luận (0)
Lê my
Xem chi tiết
Mai linh
Xem chi tiết
Aono Morimiya acc 2
17 tháng 12 2021 lúc 20:36

tham khảo:

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì:

+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.

+ Giảm mức độ tập trung công nghiệp ở vùng Đông Bắc, mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.

- Giải thích:

+ Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đai trên thế giới, kinh tế Hoa Kì đang chuyến dần sang nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn nhằm mang lại năng suất và giá trị sản phẩm.

+ Giảm các ngành CN truyền thống sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lao động, gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

+ Mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương vì 2 vùng này giáp biển thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và là 2 vùng có tài nguyên phong phú.

 
Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2019 lúc 10:02

- Các nhóm cây trồng chủ yếu: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác.

- Sự thay đổi tỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt: cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu và cây khác đều giảm tỉ trọng, trong khi đó, cây công nghiệp có tỉ trọng tăng rất nhanh.

Bình luận (0)
Mây
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
18 tháng 12 2021 lúc 10:59

-         Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

-         Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

-         Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

-         Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.

Bình luận (0)