Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Leonor
18 tháng 12 2021 lúc 20:52

Tham khảo!

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

a) Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

b) Biểu hiện:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
23 tháng 12 2016 lúc 21:43

Tình hình kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quố tế:

+ Công nghiệp của Mĩ chiếm 48% thế giới

+ Trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

So sánh:

Giống nhau: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả hai nước này đều có nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian đầu. Còn thời gian sau (từ năm 1929 đến năm 1939) thì kinh tế của 2 nước đã có sự chuyển biến lớn: cả hai nước đều phải chịu cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

nguyễn thị thu thủy
11 tháng 12 2017 lúc 22:43

sau chiến tranh thế giới thứ nhất mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế do đó mĩ trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế:

+công nghiệp mĩ chiếm 48% thế giới

+trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

My Nguyễn Trà
30 tháng 12 2019 lúc 18:42

Giống nhau

+ Đều không bị chiến tranh tàn phá

+ Thu nhiều lợi nhuận sau chiến tranh: buôn bán vũ khí, bom, đạn dược,...

- Khác nhau

+ Mĩ: - Là nước thắng trận

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:

+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Nhật Bản: - Là nước thua trận sau chiến tranh

- Phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho các nước thắng trận

- Chịu nhiều điều khoản nặng nề trong hiệp ước vecxai - oasinhtơn

- Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện..

Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
lachibolala
Xem chi tiết
Ca Kiệt
Xem chi tiết
anonymous
15 tháng 12 2020 lúc 7:42

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974

PT_Kary❀༉
15 tháng 12 2020 lúc 19:27

-Là nước chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản, không có đối thủ cạnh tranh.

-Biểu hiện:

+Công nghiệp: Chiếm hơn 1 nửa sản lượng toàn thế giới 56,47% (1940).

+Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần 5 nước: Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Đức, Italia cộng lại.

+Tài chính: Dự trữ vàng chiếm 3/4 thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 12 2019 lúc 16:49

Thành tựu:

Về kinh tế:

- Một số nước Mĩ Latinh trở thành nước công nghiệp mới.

- Trong những năm 50-70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. Đặc biệt, đối với Cuba, nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý và nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng.

Về xã hội: Các nước đều tiến hành khôi phục độc lập, giành chủ quyền dân tộc, phát triển đất nước.

Khó khăn:

- Sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm.

Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
18 tháng 12 2021 lúc 21:32

-Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …

 

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. 

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.

tuệ anh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:35

Những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của các nước Mĩ-Latinh:

Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.

Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.

Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.

Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)

Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.


Dung Dung
23 tháng 9 2017 lúc 13:17

những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nưỡ mĩ-latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

+thành tựu:

-đầu năm 1961 tiến hành cải cách xã hội chủ nghĩa.từ một nền nông nghiệp độc canh cây mía và công nghiệp đơn giản nhất về khai thác mỏ đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu các nghành hợp lí sản phẩm đa dạng(lúa ,mía, cao su...)

-đạt được nhiều ành tựu trong văn hóa, giáo dục ,y tế,..)

-trong những thập kỉ 50-70 của thế kỉ XX ,tỉ lệ tăng trưởng kinh ế quốc dân bình quân của mĩ latinh là 5,5%.GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD,dến năm 1979,con số này tăng lên 599,3 tỉ USD

+khó khăn

-trong thập kỉ 80,nước Mĩ latinh gặp nhiều khó khăn:sự suy thoái nặng nề về kinh tế,lạm phát tăng nhanh,khủng hoảng trầm trọng,nợ nước ngoài chồng chất,dẫn đén nhiều biến động về chính trị

-sự tăng trưởng kinh tế giảm liên tục:từ 3,9%(1986)còn -1,2%(1990); lạm phát đat kỉ lục từ 1200%/năm lên đến 4900%/năm ; nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD

-bước sang thập kỉ 90,nền kin tế Mĩ latinh có chuyển biến tích cực hơn,tỉ lệ lạm phát được hạ xuống ,đầu tư nước ngoài vào Mĩ latinh tới 70tỉ USD(1994) đứng hứ 2 thế giới sau Đông Á.

Nacy Trần
12 tháng 11 2018 lúc 20:55

Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.

Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.

Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.

Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)

Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.