Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
nuyễn lê giahuy
Xem chi tiết
Lê Quang Nguyên
11 tháng 2 2022 lúc 21:25
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng truyền thông , mọi thứ đều có thể làm với mạng máy tính, điện thoại thông minh nhưng cùng với đó là tình trạng văn hóa đọc sách ở giới trẻ. Đọc sách là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Sách giúp ta mở mang tầm Tri thức, kiến thức sâu rộng, đem cho ta nhiều bài học đáng quý, rèn luyện cho ta những cảm xúc mới mẻ mà chỉ có sách mới đem lại được. Hiện nay, có rất ít người có thói quen đọc sách, những người đọc chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, còn giới trẻ thì rất ít. Sự khác biệt lớn nhất của người đọc sách và không đọc sách ở chỗ : người trẻ đọc sách thì biết được nhiều, nghĩ được nhiều, dễ thành công trong cuộc sống và có nhân cách tốt đẹp còn người Không đọc sách thì sẽ có vốn kiến thức hạn hẹp, khó thành công. Việc này chủ yếu là do các bạn trẻ ngày nay chỉ mải miết lướt facebook, Yahoo, YouTube, xem phim trực tuyến trên mạng nên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến tinh thần, kiến thức, phản ứng của các bạn. Đọc sách có nhiều lợi ích như vậy, chúng ta hãy cùng nhau chung tay lập đội tuyên truyền, phát động phong trào về ngày đọc sách, lợi ích của việc đọc sách để mọi người đặc biệt là giới trẻ để các bạn thay đổi theo hướng sống vui vẻ và hòa đồng với xã hội hơn.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Anh Thái
20 tháng 2 2023 lúc 22:52

l

 

Bình luận (0)
Trần Anh Thái
21 tháng 2 2023 lúc 21:32

j

 

Bình luận (0)
Vu Quoc Bao
Xem chi tiết
Vân anh Trần
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
10 tháng 1 2022 lúc 20:12

Nhân ngày 20 - 11 trường em tổ chức cuộc thi cắm hoa. Lan là một cô gái khéo tay nhất trong lớp nên được cô giáo chọn là thành viên cắm hoa để dự thi. Trước khi cắm hoa, Lan mua một chiếc bình nhỏ để cắm hoa cúc xen hoa hồng. Tiếp đó, Lan chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất trong vườn. Bạn chọn những bông nhỏ còn nụ để đến khi nộp bài hoa sẽ nở. Sau khi đầy đủ dụng cụ bạn bắt đầu cắm hoa và chỉ trong vòng 10 phút bạn đã hoàn thành xong bài thi của mình. Lọ hoa màu trắng hoa văn được bạn đặt lên bàn. Những bông hoa nhỏ và xinh được cắm xung quanh. Ở giữa nổi bật nhất vẫn là hoa hồng. Những bông hoa hồng đỏ và vàng được xen lẫn với những bông hoa trắng dại trông như tấm áo sặc sỡ màu sắc. Muốn cho đẹp hơn, những bông hoa tím nối tiếp sau những bông hoa hồng khiến cho màu sắc của lọ hoa trở nên tao nhã hơn. Cuối cùng là những chiếc lá dương xỉ cùng với là tóc tiên cắm cung quanh để tạo sự chú ý cho lọ hoa. Trước khi hoàn thành, những óng ánh được rắc lên những cánh hoa để cho những cánh hoa lấp lánh trên sân khấu. Nhìn lọ hoa, lớp nào cũng phải trầm trồ khen ngợi về bình hoa của lớp tôi. Lọ hoa đó cũng chính là lọ hoa mà bạn Lan dành cho cô Ngọc nhân ngày 20 - 11 . Tôi rất thích lọ hoa nhiều màu sắc đó và ước gì mình có thể cắm được lọ hoa đẹp như Lan.

Bình luận (1)
thiiee nè
10 tháng 1 2022 lúc 20:13

Hướng dẫn cách cắm:

Chúng ta sẽ chọn 3 mùa sắc hoa hồng khác nhau và cấm cho chúng được hướng ra 3 mặt. Lưu ý, cần cắt cành hoa hồng sao cho có độ dài ngắn phù hợp để tạo nên thế cân bằng khi cắm vào bình. Xung quanh ta có thể trang trí với vài chiếc lá trầu bà, lá dương xỉ, hay lá cau... để tạo nên sự hài hòa về màu sắc.

Bài thuyết trình:

Kính thưa quí vị ban giám khảo!

Kính thưa quí thầy cô giáo đồng nghiệp thân mến!

Tôi tên là:..................... Đại diện cho trường: ............... .........

Đến với hội thi: Cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/20XX, tôi xin phép được trình bày phần thi thuyết trình về ý tưởng cắm hoa của tôi.

Phụ nữ luôn chính là một sự kì diệu nhất của tạo hóa đã ban tặng cho thế giới này. Nếu cuộc sống này thiếu vắng bóng hình người phụ nữ thì cuộc đời sẽ chẳng còn những màu sắc tươi đẹp. Chính vì thế, trong cuộc thi cắm hoa lần này, chủ đề mà tôi muốn gửi gắm và chia sẻ, đó chính là "Sắc màu phụ nữ" thông qua hình ảnh của những sắc hồng tươi thắm nhất.

Nhìn tổng thể, ta có thể thấy được sự nổi bật của bình hoa đến từ những màu sắc của hoa hồng: đỏ có, vàng có, hồng có. Chúng hướng về 3 phía và mỗi một sắc hồng cũng mang một ý nghĩa rất riêng. Màu hoa hồng đỏ, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ, màu hoa hồng vàng lại tượng trưng cho sự ghen tuông, màu hồng lại tượng trưng cho sự dịu dàng đằm thắm. Đó cũng chính là những sắc màu của người phụ nữ.

Phụ nữ mang một vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm. Trong tình yêu và cuộc sống, họ có thể hi sinh tất cả để mang lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh. Tuy là có đôi chút ghen tuông, nhưng điều đó chỉ làm nổi bật hơn nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ.

Dù phải trải qua biết bao sương gió, mưa sa, bão táp, nắng gắt,... thì những bông hoa ấy vẫn vươn cao đón lấy ánh nắng mặt trời rực rỡ, luôn khoe sắc và tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho đời. Và phải chăng chính vì thế mà có người từng nói rằng : “Dù ta đặt phụ nữ vào vị trí nào đi chăng nữa thì họ vẫn làm đẹp cho xã hội. Họ chính là kho báu của cuộc đời.”

Vâng, tôi xin cảm ơn Ban Giám Khảo, quí thầy cô giáo, cùng toàn thể các giáo viên đồng nghiệp đã lắng nghe bài thuyết trình ý tưởng cắm hoa nghệ thuật của tôi, một lần nữa xin chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp...

Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Bình luận (0)
Cù Thanh Chi
Xem chi tiết
Thục Quyên Ngô
Xem chi tiết
nami
Xem chi tiết
๖ۣۜRᶤℵ﹏❖(๖ۣۜBảo)
2 tháng 11 2018 lúc 19:10
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở. Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở  chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình. Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức. Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.

Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé! 

Bình luận (0)
Hồng Hoàng
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
26 tháng 2 2022 lúc 16:51

Tham khảo

Hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

 

Những hoạt động của chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng. Và những gian hàng sẽ trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn cu, rất đẹp. Dẫu cho nhân lực không quá nhiều nhưng các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Có thể dễ dàng bắt găp hoa Tết. Hoa Tết được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

 

 

Chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

Bình luận (4)
Lê Phương Mai
26 tháng 2 2022 lúc 16:55

Tham khảo (còn nếu không ưng thì có thể viết bài khác ~)

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp cuối năm. Địa phương em lại tổ chức hội chợ sách. Hội chợ này, xảy ra ở sân làng thôn em. Năm nay, em đi hội chợ này cùng với mẹ.Trước khi vào cổng chợ, em thấy có một cánh cổng to để chào mừng mọi người, có ghi chữ “ Có tri thức, thức tỉnh ngày mai”. Vào bên trong, mọi người nói chuyện râm ran. Ở đây có rất nhiều những tủ sách, hàng sách. Vô vàn, đủ loại, đủ màu sắc khác nhau và tiêu đề của chúng cũng khác nhau. Ai ai cũng thích thú, mọi người hỏi nhau nên mua loại nào? Có rất nhiều những quyển sách thú vị để mọi người đọc. Đầu cổng,  có 2-3 giá sách chủ yếu cho trẻ con từ lứa tuổi 6-10 tuổi. Những cuốn sách này, chủ yếu để giải trí, vì đây toàn là truyện tranh của trẻ thơ. Mà cuộc đời mỗi người, ít nhất cũng từng đọc 1-2 lần. Em dở 1-2 quyển truyện ra đọc, có màu sắc sạc sỡ, hình thù ngộ nghĩnh. Trông mới dễ thương, cuốn hút làm sao. Tiếp đó, là một loại tủ sách đang đợi mọi người xem, lấy. Có 3-4 tủ sách, nội dung chủ yếu nói sơ qua về những quy định, ngày tết như: Tết có từ khi nào, Tết có những gì thú vị, hấp dẫn? ;Tết diễn ra vào ngày nào? ;….. Có rất nhiều điều em chưa biết về ngày tết. Em bảo mẹ mua cho em một cuốn sách màu đỏ. Nội dung cuốn sách nói về “ Ngày tết nên làm gì? Và không nên làm gì?”. Đối với em, đó là một cuốn sách rất thú vị và cần thiết. Quầy cuối cùng trong hội chợ sách nơi đây là: Quầy sách nói về những cây chuyện cổ tích, có liên quan đến tết như: “Sự tích Bánh Trưng, Bánh Giày”; “Sự tích ngày Tết” ; “ Sự tích cây nêu ngày Tết”;….. Em rất thích, nên mẹ đã mua cho em 1-2 quyển về đọc. Em vui lắm, vì đây là lần đầu tiên điạ phương em tổ chức chợ sách. Sau một buổi ik chợ sách, ai ai cũng vui vẻ vì hiểu biết thêm hơn về ngày tết. Mọi người đều cầm 1-2 quyển sách sau khi ra về.
   Qua hội chợ này,em hiểu biết thêm về ngày Tết và có niềm vui trong lòng vì thoả mãn được nhưng thắc mắc của mình. Em rất thích hội chợ tết quê em. Em muốn năm nào thôn em cũng tổ chức Hộ chợ tết, để mọi người,em và mẹ em có thể vui vẻ. Biết nhiều hơn về phong tục, tập quán của truyền thống quê ta.

Bình luận (1)
Trần Anh Thái
20 tháng 2 2023 lúc 22:27

Tham khảo (còn nếu không ưng thì có thể viết bài khác ~)

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp cuối năm. Địa phương em lại tổ chức hội chợ sách. Hội chợ này, xảy ra ở sân làng thôn em. Năm nay, em đi hội chợ này cùng với mẹ.Trước khi vào cổng chợ, em thấy có một cánh cổng to để chào mừng mọi người, có ghi chữ “ Có tri thức, thức tỉnh ngày mai”. Vào bên trong, mọi người nói chuyện râm ran. Ở đây có rất nhiều những tủ sách, hàng sách. Vô vàn, đủ loại, đủ màu sắc khác nhau và tiêu đề của chúng cũng khác nhau. Ai ai cũng thích thú, mọi người hỏi nhau nên mua loại nào? Có rất nhiều những quyển sách thú vị để mọi người đọc. Đầu cổng,  có 2-3 giá sách chủ yếu cho trẻ con từ lứa tuổi 6-10 tuổi. Những cuốn sách này, chủ yếu để giải trí, vì đây toàn là truyện tranh của trẻ thơ. Mà cuộc đời mỗi người, ít nhất cũng từng đọc 1-2 lần. Em dở 1-2 quyển truyện ra đọc, có màu sắc sạc sỡ, hình thù ngộ nghĩnh. Trông mới dễ thương, cuốn hút làm sao. Tiếp đó, là một loại tủ sách đang đợi mọi người xem, lấy. Có 3-4 tủ sách, nội dung chủ yếu nói sơ qua về những quy định, ngày tết như: Tết có từ khi nào, Tết có những gì thú vị, hấp dẫn? ;Tết diễn ra vào ngày nào? ;….. Có rất nhiều điều em chưa biết về ngày tết. Em bảo mẹ mua cho em một cuốn sách màu đỏ. Nội dung cuốn sách nói về “ Ngày tết nên làm gì? Và không nên làm gì?”. Đối với em, đó là một cuốn sách rất thú vị và cần thiết. Quầy cuối cùng trong hội chợ sách nơi đây là: Quầy sách nói về những cây chuyện cổ tích, có liên quan đến tết như: “Sự tích Bánh Trưng, Bánh Giày”; “Sự tích ngày Tết” ; “ Sự tích cây nêu ngày Tết”;….. Em rất thích, nên mẹ đã mua cho em 1-2 quyển về đọc. Em vui lắm, vì đây là lần đầu tiên điạ phương em tổ chức chợ sách. Sau một buổi ik chợ sách, ai ai cũng vui vẻ vì hiểu biết thêm hơn về ngày tết. Mọi người đều cầm 1-2 quyển sách sau khi ra về.
   Qua hội chợ này,em hiểu biết thêm về ngày Tết và có niềm vui trong lòng vì thoả mãn được nhưng thắc mắc của mình. Em rất thích hội chợ tết quê em. Em muốn năm nào thôn em cũng tổ chức Hộ chợ tết, để mọi người,em và mẹ em có thể vui vẻ. Biết nhiều hơn về phong tục, tập quán của truyền thống quê ta.

Bình luận (0)
hiền ngô
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

Tham khảo:

 

Cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, quê tôi lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trang trọng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

Phần lễ thường được diễn ra từ sáng mùng sáu, đám rước thần sẽ khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương. Trên sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần. Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự quy định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ… Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Sau đó, người dân trong làng sẽ vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó sẽ chuyển sang cuộc rước thần. Ðường đi bắt đầu từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều. Ði sau mỗi kiệu có bốn trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay vào đình Ngự Triều, được đặt trước sân đình và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa.

 

Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội diễn ra đã thu hút khách từ thập phương đến tham dự rất đông.

Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Tôi cảm thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống này.

Bình luận (0)
Long Sơn
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

Tham khảo

 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

TK:

 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Bình luận (0)