tại sao từ " tiếng gà trưa" ko được đặt ở khổ 6
kỉ niệm tuổi thơ nào được nhắc tơi trong khổ 6 của bài tiếng gà trưa? Tại sao ko đặt tiếng gà trưa ở khổ này?
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa
- Khổ thơ đầu lặp từ “nghe”
- Khổ cuối lặp từ “vì”
Viết đoạn văn từ 4-6 câu nêu cảm nghĩ về âm thanh tiếng gà trưa ở trong khổ 1 bài thơ Tiếng gà trưa
Tự làm nha
Giup mk với đang cần gấp
Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ 1 hiện lên rất độc đáo. Tiếng gà hiện lên với thanh âm cục tác cục ta xua tan đi buổi trưa tĩnh mịch ở làng quê. Âm thanh tiếng gà còn xua tan mệt mỏi của người lính trên chặng đường hành quân. Âm thanh tiếng gà với biện pháp điệp ngữ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác còn gọi về biết bao kỉ niệm của người cháu - người chiến sĩ hành quân với người bà và tuổi thơ của mình bên đàn gà. Như vậy âm thanh tiếng gà mở đầu bài thơ vừa là âm thanh của thực tại, vừa là điểm gợi nhớ mở ra bao cảm xúc và khơi dòng hồi tưởng cho nhân vật trữ tình.
Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về suy nghĩ hiện tại người cháu trong khổ thơ cuối của bài"Tiếng gà trưa"
Ở khổ thơ đầu bà khổ thơ cuối của bài tiếng gà trưa có nhưng từ ngữ nào đc lặp đi lặp lai?
khổ thơ đầu
nghe(3 lần) nhằm nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa đồng thời gợi âm thanh tiếng gà gọi về quá khứ tuổi thơ
khổ thơ cuối
vì (4 lần ) nhằm nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ
Tiếng gà trưa:
a)Thể thơ:
PTBĐ:
b)Biện pháp tu từ ở khổ cuối:
-》Tác dụng:
Điệp ngữ:
a) Thể thơ: năm chữ nhưng có sự sáng tạo, linh hoạt về số câu trong một khổ hay số tiếng trong một câu và cách gieo vần.
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
b) Biện pháp tu từ ở khổ cuối: điệp từ ''vì'' (4 lần)
Tác dụng: Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì" để nhấn mạnh mục tiêu chiến đấu của người chiến sĩ. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Điệp ngữ: ''nghe'', ''vì''
Cậu ơi, tớ không hiểu ở chỗ điệp ngữ là cậu muốn trả lời điệp ngữ sử dụng ở câu cuối hay là tất cả các điệp ngữ được sử dụng trong bài. Nên tớ trả lời hết tất cả ra luôn, nếu tớ có trả lời không đúng ý cậu thì cho tớ xin lỗi và cậu có thể tham khảo trên internet nha.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ đầu bài thơ Tiếng Gà Trưa Mọi người giúp em với ạ😢
Khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa đã được Xuân Quỳnh sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cùng với điệp từ "nghe" để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Sự kết hợp hài hòa của phép tu từ làm cho lời thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn, gợi hình, gợi cảm. Điều đó không chỉ giúp bạn đọc có thêm sự yêu thích với bài thơ mà còn mang ý nghĩa nhấn mạnh. Ở đây là sự nhấn mạnh về những cảm xúc mà người lính cảm nhận được, về vẻ đẹp bình dị của quê hương trên hành trình tiếp sức cho người lính. Qua đó, ta thấy được sự yêu quý, trân trọng, thấu hiểu của tác giả với vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả.
:D
Ở khổ thơ đầu và cuối của bài tiếng gà trưa có Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngữ như sau:
- Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu.
- Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối.
Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh mục đích, chiến đấu cua người cháu - người chiến sĩ. Qua đó làm nổi bật ý: đó là tình yêu thương biết ơn bà của tác giả và tình yêu quê hương đất nước.
Bài làm
~ Dễ chán, k lm đc ak. ~
* Ở khổ thơ đầu của bài tiếng " Tiếng gà trưa " có những từ được lập đi lập lại là: " Nghe "
=> Tác dụng: Nhấn mạnh về kí ức tuổi thơ quay về khi nghe tiếng gà trưa.
* Ở khổ thơ cuối của bài tiếng " Tiếng gà trưa " có những từ được lập đi lập lại là: " Vì "
=> Tác dụng: Nhấn mạng lí do vì sao người cháu lại đi chiến đấu.
# Học tốt #
Cho mình hỏi thêm là lặp đi lặp lại có tác dụng gì?
Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của “tiếng gà trưa” em hãy chỉ ra từ ngữ điệp ngữ? Nó thuộc dạng điệp ngữ gì?
Khổ đầu: Điệp ngữ: Nghe
Dạng điệp ngữ: Nối tiếp
Khổ cuối: Điệp ngữ: Vì
Dạng điệp ngữ: Nối tiếp