Nêu biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ đầu tiên và cuối cùng của bài thơ Tiếng gà trưa.
Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa.
hãy chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ cuối văn bản tiếng gà trưa và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
Tham khảo
Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"
Tác dụng :
- Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ
- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.
hãy nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ tiếng gà trưa nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật
Khổ đầu :
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"
Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.
Khổ cuối
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"
Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.
Tham khảo nha^^
*Khổ thơ đầu
Biện pháp tu từ: nhân hóa tác dụng làm cho câu văn hay hơn sinh động hơn
*Khổ thơ cuối
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ tác dụng nhấn mạnh lí do chiến đấu của người chiến sĩ
Viết 1 đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa ".Trong đoạn văn có sử dụng điệp ngữ Giúp mik vớiiii~~~
Tham khảo tại
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-ve-kho-tho-dau-bai-tho-tieng-ga-trua-faq394696.html
khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa" diễn tả lên tâm trạng của người chiến sĩ đi hành quân xa đã dừng chân bên 1 xóm nhỏ :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Anh lúc đó đã thấy hiện lên trong đầu rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của nhưng con gà mái . Tiếng gà trưa khiến anh nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng . Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
đây là của mik bạn xem có đúng ko nhé !
ko thì mong bạn có thể tự bổ sung và thêm ý nhé !
:)))
nêu tác dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu của bài thơ tiếng gà trưa
Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ"Cục..cục tác cục ta"Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"
Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"
Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.
Cho khổ thơ cuối trong bài thơ "Tiếng Gà Trưa"
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng tân thuộc
Bà ơi,cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên
tìm phép điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ và nêu tác dụng của điệp ngữ đó trong bài thơ tiếng gà trưa
tìm điệp ngữ trong khổ 1 và khổ cuối của bài thơ "Tiếng gà trưa' và nêu tác dụng của điệp ngữ đó ? điệp ngữ vừa tìm được thuộc dạng điệp ngữ nào
giúp mình với gấp gấp
mình cảm ơn
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
- Đoạn thơ trên có điệp ngữ "vì", chúng thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.
=> Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.
Đây là khổ cuối của bài nha
Điệp ngữ "Nghe". Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Chúc bạn học tốt <333