Những câu hỏi liên quan
vi lê
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Vy
Xem chi tiết
trịnh an khang
16 tháng 9 2019 lúc 21:27

Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.

Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển

Bình luận (0)
Lê Khánh Huyền
16 tháng 9 2019 lúc 22:07

Ông bà ta xưa đã dạy:

                                               “Lời nói không mất tiền mua
                                             Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Bình luận (0)
Bùi Hải Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
18 tháng 3 2022 lúc 17:22

Qua đoạn văn trên, em cảm thấy cửa sổ là thứ mà không thể thiếu trong 1 ngôi nhà, cửa số giúp thoáng mát, giúp ta có thể hóng gió, trông xa xa còn có thể ngắm khung cảnh làng quê. (viết ngắn ngắn thôi nhé, viết dài ra loằng ngoằng đấy bạn) tk cho mình đy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✎﹏l๏gคภlєє︵²ᵏ¹⁰
26 tháng 3 2022 lúc 8:36

tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
26 tháng 3 2022 lúc 10:20

Đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và nhân hóa. Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thu Hạnh
Xem chi tiết
LALISA MANOBAN
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Hà
Xem chi tiết
Lê Hoàng Nhật Anh
30 tháng 12 2021 lúc 18:59

ùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Sai  bảo  mình  nhá  , đừng  k  sai  hay  báo cáo :> !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lệ Trần
30 tháng 12 2021 lúc 19:03

Hội Vía Bà

   Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

   Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ngọc Hà
30 tháng 12 2021 lúc 19:01

Cảm ơn bạn rất nhiều ! Mình đang cần gấp !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Hạnh
Xem chi tiết
TLVHieu
Xem chi tiết
Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:43

câu 1 

hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay

về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.

kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.

xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Trường Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương
20 tháng 12 2023 lúc 21:47

Nguồn Monica: 

Trách nhiệm của thanh niên trong thời đại hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Thanh niên cần chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, từ việc học tập, rèn luyện đến việc tham gia các hoạt động xã hội tích cực. Sự trách nhiệm này không chỉ giúp thanh niên phát triển bản thân mà còn góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.

                                                                 HT

Bình luận (0)